Phương Leo https://phuongleo.com Blog viết lách Tue, 22 Nov 2022 15:44:09 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.6 Ai là người đã giúp mình vượt qua tâm lý nôn nóng khẳng định bản thân? https://phuongleo.com/vuot-qua-su-nong-voi-513/ https://phuongleo.com/vuot-qua-su-nong-voi-513/#respond Mon, 23 Aug 2021 09:46:05 +0000 https://phuongleo.com/?p=513 Hôm nay thời tiết tốt, rất thích hợp để viết điều gì đó.

Mình là một người không có quá nhiều câu chuyện đặc biệt trong đời. Nên lâu lắm mình mới nghĩ được vài thứ hay ho để thở than. Nghề của mình là một SEOER. Hồi mới vào làm ở Agency, mình hoang mang cực độ khi phải nạp vào đầu hàng tá thuật ngữ chuyên ngành. Mình xoay như chong chóng, tâm thế của một đứa nhút nhát khiến mình càng ngại va chạm, ngại hỏi han đồng nghiệp xung quanh. Nhưng quả thật tự xây hàng rào bảo vệ bao quanh càng khiến bản thân bị giới hạn, không tiến lên được. Vì vậy, mình quyết định phá rào và lao vào mọi người, tìm kiếm sự giúp đỡ. Mình cố gắng nắm hết mọi cơ hội để tự cải thiện kinh nghiệm của bản thân, dù là công việc nhỏ xíu. Lúc đầu cũng gian nan lắm, nhưng rồi dần dần mọi thứ cũng đi vào quỹ đạo.

Sau 6 tháng, được sếp tin tưởng giao cho quản lý 2 website bán hàng nho nhỏ, mình hào hứng lắm. Mình chăm website như chăm con nhỏ, ngày ngày “nâng niu” “bế bồng”, sáng nào cũng phải kiểm tra thông số vài lượt xem “em bé” đã lớn hơn chút nào hay chưa.

Mấy tháng trôi qua, các dự án chẳng có dấu hiệu nhúc nhích. Sự nôn nóng trong tâm cuộn trào, mình tự trách móc bản thân vô dụng và dần chìm trong tâm lý buông xuôi. Nhưng rất may mắn vì mình có một người sếp tâm lý. Anh không buông lời chê trách mà còn gửi gắm những lời động viên đúng lúc. Những câu nói của anh đã giúp mình tin tưởng bản thân hơn và hiểu ra nhiều điều.

Anh nói với mình rằng tất cả chúng ta cũng giống như những người nông dân, làm việc gì cũng đều mong sớm hái được quả ngọt, nhưng có nhiều hiểu biết rất sâu sắc mà mỗi chúng ta đều có thể rút ra được từ thói quen làm việc của những người nông dân:

Người nông dân hiểu rõ muốn hái quả ngọt cần phải làm rất nhiều khâu, từ cày xới mảnh đất, chọn hạt giống tốt, gieo hạt cho đúng, tưới cây, bắt sâu,… cùng rất nhiều việc không tên khác. Họ hiểu rằng không thể chỉ làm một việc thôi là có thể hái quả ngay.

Người nông dân hiểu rõ muốn hái quả ngọt thì không chỉ cần phải làm thật nhiều việc đúng đắn, mà còn phải đợi tới mùa thì mới có thể hái quả được, họ hiểu rõ là không thể hôm nay gieo hạt mà ngày mai đã muốn hái quả ngay.

Người nông dân hiểu rằng, dù họ đã cố gắng làm những điều tốt nhất cho thửa ruộng của mình, thì khi tới mùa vụ họ sẵn sàng chấp nhận rằng rất có thể năm nay sẽ bị mất mùa. Nếu điều đó xảy ra, họ sẽ vượt qua, và tiếp tục rút kinh nghiệm, nỗ lực trồng vụ mùa tới tốt hơn nữa, chứ không hề bỏ cuộc.

Khi hiểu được điều này, từng suy nghĩ hành động của mình cũng bắt đầu thay đổi. Mình chỉ chú tâm vào việc cải thiện chất lượng website để nó tốt hơn mỗi ngày. Mình cũng đã kiên nhẫn hơn trước thử thách và chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để đối mặt với nó. Mình không sợ thất bại nữa dù cho kết quả sau cùng có tệ đến thế nào.

Sau nhiều năm trong nghề, mình vẫn áp dụng “triết lý người nông dân” mà anh sếp thông thái đã chỉ bảo. Theo năm tháng, khi tuổi nghề cao thêm một bậc, mình cũng thấy bản thân trưởng thành hơn, chín chắn hơn, bao dung hơn. Cuộc sống giống như một giọt sương trong trẻo, chỉ khi ta đủ kiên cường thử thách bản thân, ta mới có thể nếm được vị ngọt của nó.

 

]]>
https://phuongleo.com/vuot-qua-su-nong-voi-513/feed/ 0
Mẹ ơi! 8/3 này hãy cho phép con dành tặng mẹ một món quà, mẹ nhé! https://phuongleo.com/mon-qua-tang-me-ngay-8-3-58/ https://phuongleo.com/mon-qua-tang-me-ngay-8-3-58/#respond Sat, 24 Jul 2021 14:13:39 +0000 https://phuongleo.com/?p=58 Trên lầu hai, tôi đang ngồi cặm cụi gõ nốt những dòng cuối cùng của của bản kế hoạch phát triển quý II cho công ty. Chợt liếc mắt qua cửa sổ, dưới hiên nhà bên, có bác gái độ chừng hơn 60 tuổi đang phe phẩy chiếc quạt giấy để nướng bồ kết. Chỉ ít lâu sau, mùi bồ kết thơm nồng lan khắp xóm, tôi ở trên đây cũng có thể ngửi thấy rõ ràng, thứ mùi hương quen thuộc ấy.

Không biết đã bao lâu rồi tôi mới thấy hình ảnh này, nó làm tôi nhớ đến mẹ.

Lúc còn bé, tôi vẫn thường lúi húi ngồi chơi sau lưng mẹ, mỗi lần mẹ nấu nướng trong bếp. Thi thoảng, mẹ thả vào đống tro nóng vài ba quả bồ kết đen già. Tiếng bồ kết cháy lách tách, mùi của bồ kết, mùi của rơm rạ bén lửa dễ chịu vô cùng. Khi bồ kết đã cháy giòn, mẹ dùng que củi nhỏ, gạt nhẹ lớp tro bên trên rồi đẩy những quả bồ kết ra ngoài.

Bồ kết nướng được đập nhỏ, thêm vài nhánh sả, ít vỏ bưởi, vài lá hương nhu, mẹ thả tất cả vào nồi nước to rồi bắc lên bếp đun. Đợi một lúc, nước sôi và chuyển thành màu cánh gián, mẹ đổ nước ra chiếc chậu nhôm lớn, pha thêm nước lạnh, thế là có một chậu nước gội đầu hết sảy.

Trước khi gội đầu, mẹ chải tóc thật mượt rồi nhẹ nhàng múc từng gáo nước dội lên tóc. Chao ôi, mái tóc của mẹ đen mượt vô cùng, nhìn giống như một dải lụa thượng hạng sóng sánh trong chậu nước thơm hương đồng cỏ nội.

Tận đến bây giờ, dù mái tóc đã ngả hai màu, nhưng mẹ vẫn giữ thói quen xưa cũ ấy. Mẹ đã vất vả một đời, nên hầu như những thói quen của mẹ cũng chưa bao giờ nhàn, dù chỉ là những thứ nhỏ nhặt nhất. Hẳn là vì thế nên chẳng mấy khi mẹ xài đến dầu gội, dù tôi đã mua cho mẹ không thiếu loại nào. Có lẽ, mẹ không thể nào quên được mùi hương tự nhiên, mùi hương của sự dễ chịu và yên bình. Còn tôi, tôi ước gì mẹ đỡ vất vả cực nhọc hơn xưa, tôi ước mẹ có thể dùng được một chai dầu gội trọn vẹn do chính con gái bà tặng.

8/3 sắp đến rồi nhỉ. Nếu tặng mẹ một hộp thảo mộc gội đầu chắc mẹ sẽ thích lắm. Vẫn là bồ kết, vẫn là vỏ bưởi, hương nhu, lại có thêm cỏ mần trầu, chè xanh, tinh dầu chanh, sả. Mẹ đỡ cất công đun đun, nấu nấu cả nửa ngày trời. Chỉ mất 5 phút ngâm túi lọc trong chậu nước ấm là có ngay chậu nước gội đầu ưng ý. Tôi muốn dành món quà này gửi đến mẹ, một người dành cả ước mơ thanh xuân gửi trọn vào tình yêu con gái.

Mẹ ơi, hãy cho phép con dành tặng mẹ một món quà, mẹ nhé!

]]>
https://phuongleo.com/mon-qua-tang-me-ngay-8-3-58/feed/ 0
Tại sao tôi viết? https://phuongleo.com/tai-sao-toi-viet-52/ https://phuongleo.com/tai-sao-toi-viet-52/#respond Sat, 24 Jul 2021 13:37:13 +0000 https://phuongleo.com/?p=52 Ngày đăng ký chọn ngành học, tôi rụt rè đến bên bàn tư vấn. Sau khi tiết lộ điểm thi đại học và nguyện vọng được vào lớp kế toán, một anh sinh viên khóa trên nói với tôi “chắc điểm của em chưa đủ đậu lớp kế toán, em nên xem xét khoa quản trị kinh doanh nhé”. Tôi ngoan ngoãn nghe lời, lặng lẽ rút lui và đứng chôn chân trước tấm bảng lớn được in la liệt các ngành học của trường.

Khoa quản trị kinh doanh có 2 lớp “Quản trị Doanh nghiệp Xây dựng” và “Quản trị Doanh nghiệp Vận tải”. Sau một hồi, có vẻ như rất đắn đo suy nghĩ trước vận mệnh tương lai đời mình, tôi bấm bụng chọn theo học lớp “Quản trị Doanh nghiệp Xây dựng”. Thực sự lúc ấy, trong đầu tôi là một mớ bòng bong, mà tôi chắc chắn rằng nhiều người khác cũng giống như mình, bơ vơ trước quyết định to lớn đầu đời. Lý do lựa chọn quả thực giống như một trò đùa, chỉ vì chữ “xây dựng” tôi thấy oách hơn chữ “vận tải”. Cho đến bây giờ, tôi vẫn chẳng hiểu vì sao mình ngô nghê đến thế!

Suốt 4 năm trên giảng đường, chơi nhiều hơn học, có lẽ vì thế nên khi nhận tấm bằng đỏ trên tay, tôi không khỏi run rẩy, chắc chắn không phải vì hồi hộp trên bục lớn mà vì tôi đang tưởng tượng ra tương lai mờ mịt phía trước của mình.

Sau khi ra trường, ai cũng phải lao đi tìm việc, nhưng có lẽ tôi may mắn hơn nhiều đứa trong số đám bạn của mình vì có được công việc nhanh chóng. Thời điểm ấy, vì còn là tấm chiếu mới, chưa có kinh nghiệm, tôi an phận với một công việc bình thường cùng mức lương vừa đủ để trang trải phí sinh hoạt cơ bản ở thành phố.

Được làm việc đúng ngành, đúng nghề là điều ai cũng mong muốn nhưng vẫn có điều gì lấn cấn đeo bám tôi. Dần dà, tôi nhận ra hình như mình không phù hợp với công việc bàn giấy, sổ sách. Công việc quá nhàn đâm ra tôi càng được thể suy nghĩ vẩn vơ. Mỗi 5h chiều khi tan ca, tôi luôn là người bước chân ra khỏi công ty sớm nhất. Nhìn sang cạnh bên, các anh chị đồng nghiệp khác ai ai cũng trong trạng thái hồ hởi, giống như mới chỉ là 9h sáng. Thỉnh thoảng, tôi cũng cố ý nán lại thêm vài phút, cho đỡ quê với mọi người, để bớt đi cảm giác vô dụng trong tập thể. Nhưng cuối cùng khi không thể chịu đựng được nữa, tôi đã quyết tâm dứt áo ra đi.

Thế rồi công việc mới cũng đến với tôi như một duyên may. Dường như mọi sự lựa chọn về nghề nghiệp trong đời tôi, cho đến giờ phút này, hoàn toàn là ngẫu nhiên, không có một chút tính toán, sắp đặt nào. Tôi vào làm việc cho một Agency marketing và bắt đầu kết bạn với con chữ.

Kể từ khi theo nghiệp viết lách, quanh năm suốt tháng tôi chỉ dán mặt vào màn hình máy tính, bấm bàn phím lách tách để sinh sôi chữ với nghĩa.

Ban đầu, viết đối với tôi chỉ đơn giản là một nhiệm vụ bắt buộc trong công việc, không hơn không kém, không bê trễ nhưng cũng chẳng nhiều hứng thú. Thế rồi, ngày kia, tôi vô tình bắt gặp một bài viết của mình nằm ở top 1 trên trang nhất của Google. Chắc có lẽ bài này đã được viết khá lâu rồi nên khi lướt qua tiêu đề, tôi có một chút cảm giác lạ lẫm thoáng qua. Vừa phấn khởi lại tò mò, tôi click thử vào link bài viết để chiêm ngưỡng lại thành quả. Nhưng sự hoan hỉ dần biết mất sau khi tôi nuốt trọn bài viết của mình trong tầm mắt. Không hiểu sao một bài viết tệ đến thế, chằng chịt những lỗi chính tả, câu cú lủng củng như vậy mà lại nằm chễm chệ ở vị trí này.

Google đang trêu người tôi chăng? Sau cú mừng hụt là nỗi thất vọng tràn trề, cuối cùng cảm giác lo lắng đeo đẳng. Tôi e rằng nếu lỡ ai đó đọc được bài viết này, họ sẽ chửi rủa kẻ viết bài, ghét lây cả nhãn hàng mà tôi đang phục vụ, bởi bài viết với câu cú không ra sao mà nội dung cũng chẳng có tí giá trị nào. Vì sợ viễn cảnh ấy xảy ra, nên tôi lao vào trùng tu bài viết mất cả buổi chiều. Dù đã sửa sai trót lọt, nhưng cảm giác khó chịu cũng không vơi đi là mấy, tôi vẫn có đôi chút day dứt trong lòng. Từ hôm đó, tôi bắt đầu nhận ra những gì mình viết có thể ảnh hưởng đến người khác, cách họ suy nghĩ, cách họ hành động. Kể từ đây, tôi hiểu rằng, đến lúc mình cần phải nghiêm túc với việc viết lách. Cần phải viết tốt hơn để tạo ra những giá trị đúng đắn, gửi gắm cho người đọc.

Tôi biết viết lách không phải là công việc dễ dàng, chưa kể bản thân mình lại không có năng khiếu trong chuyện chơi đùa với chữ. Ngày học cấp 3, điểm văn của tôi chỉ loanh quanh ở mức trung bình. Cũng chẳng mấy khi tôi dành thời gian để viết, dù là một vài cái status bâng quơ trên Facebook.

Nhưng có lẽ vì tự nhận thấy nền tảng yếu hơn hẳn nên ý chí quyết tâm cải tạo của tôi lại càng mạnh mẽ. Tôi muốn chứng tỏ rằng, dù không có năng khiếu mình vẫn có thể viết tốt. Cho đến giờ, đã theo nghề viết được 3 năm, nhưng tôi chưa có ý định dừng theo đuổi công việc này. Tôi cũng nhận ra mình thích viết hơn, nó không phải là hứng thú nhất thời. Viết đối với tôi mà nói là cả chặng đường dài để thử thách bản thân, chắc chắn chưa có điểm dừng. Mỗi khi bài viết của mình nhận được những hồi đáp tích cực của ai đó, tôi vui và thấy bản thân đã tiến thêm một bước, dù nhỏ. Dần dần, tôi muốn viết nhiều hơn như là một cách để tiến xa hơn với nghề tôi đang lựa chọn, cũng là thứ giúp tôi bước lên từng nấc thang mới trong sự nghiệp.

Nhiều lúc tôi cũng thấy buồn chán đấy, nhất là khi ý tứ trong đầu tắc tị, một cảm giác trống không bao phủ toàn bộ tầm mắt. Nhưng thật lạ, nếu vượt qua thì đó lại là chuyện khác. Mỗi bài viết đều mang đến những câu chuyện, những trải nghiệm riêng. Viết giúp tôi sáng tạo hơn, hiểu biết hơn, trưởng thành hơn. Và hơn hết, nó cho tôi can đảm để bày tỏ suy nghĩ của mình.

Người ta thường nói rằng, đừng bao giờ cố gắng dồn nén những trăn trở trong lòng, vì khi nó phát nổ, uy lực chắc cũng ngang ngửa trái bom nguyên tử. Bạn càng chất chứa nỗi lòng mình bao nhiêu, nó càng làm tổn thương bạn bấy nhiêu. Khi có tâm sự, ta nên tìm cách giải tỏa.

Với một kẻ sống hướng nội, luôn lầm lì, ít nói như tôi, thì chuyện than thở với người khác thật khó. Có đôi lúc, tôi cũng làm điều này nhưng không thực sự thoải mái. Vì thế, tôi chọn cách thả hết nỗi lòng mình vào từng con chữ để thấy bình an hơn.

Không biết từ khi nào, viết trở thành người bạn tâm giao, thay tôi trút bầu tâm sự, an ủi tôi, động viên tôi. Nó giúp tôi lưu giữ lại những kỉ niệm đẹp của cuộc đời này, mà mãi về sau, khi đã già, nếu đọc lại, tôi sẽ mỉm cười hạnh phúc vì mình đã từng trải qua đủ những cung bậc cảm xúc vui tươi, hoan hỉ, buồn bã, thất vọng, tức giận, chán nản được tô vẽ bằng nét chữ đơn thuần nhưng ánh lên đầy màu sắc đẹp đẽ.

]]>
https://phuongleo.com/tai-sao-toi-viet-52/feed/ 0
Tìm hiểu các dạng viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ https://phuongleo.com/cac-dang-viem-da-di-ung-o-tre-30/ https://phuongleo.com/cac-dang-viem-da-di-ung-o-tre-30/#respond Sat, 24 Jul 2021 02:31:52 +0000 https://phuongleo.com/?p=30 Khi thấy trẻ ngứa ngáy, đau rát da, mất ngủ, da bị nhiễm trùng xuất hiện vệt đỏ, mủ hay vảy vàng, trẻ không thể tự chăm sóc bản thân hoặc nổi ban ảnh hưởng đến khả năng nhìn thì nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị vì rất có thể trẻ đang bị viêm da dị ứng.

1. Các dạng viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ

1.1 Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là một bệnh lý tổn thương da mãn tính khiến da bị khô, ngứa, nổi sần rất khó chịu. Bệnh tái phát liên tục, dễ biến chứng nhiễm trùng, bội nhiễm nguy hiểm ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Viêm da dị ứng hay còn gọi là viêm da cơ địa thường không gây ảnh hưởng đến tính mạng con người nhưng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là trẻ em. Bệnh viêm da cơ địa được chia thành 2 cấp độ là viêm da cơ địa cấp tính và viêm da cơ địa mãn tính:

  • Viêm da cơ địa cấp tính: Xuất hiện những đốm ban đỏ hình tròn, bong trợt da, trên bề mặt da có mụn nước, phù nề và ở giai đoạn này trẻ thường rất ngứa.
  • Viêm da cơ địa mãn tính: Là những sần đỏ, dẫn đến bong vảy, gây rối loạn sắc tố da, kèm theo hiện tượng chảy nước vàng cực kỳ khó chịu.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ em:

  • Tiền sử trong gia đình có thành viên bị bệnh chàm da, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen, nổi mày đay thì khả năng cao trẻ sinh ra cũng sẽ mắc phải những căn bệnh này.
  • Những người có cơ địa dị ứng khi gặp phải các tác nhân gây bệnh từ bên trong cơ thể hoặc các yếu tố bên ngoài làm bệnh tiến triển nặng hơn thành viêm da thể cấp tính, mạn tính.
  • Yếu tố thường gặp là do sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt là vào mùa lạnh

1.2 Nổi mề đay

Hình ảnh trẻ bị ngứa nổi mề đay

Khi trẻ xuất hiện các nốt sần đỏ, sưng tấy, hình dạng không rõ ràng, ngứa ngáy, khó chịu hoặc có những triệu chứng như sốt, khó thở, chóng mặt, da tấy đỏ, rát, phù mạch, chủ yếu ở tay, chân, miệng, mí mắt thì đây cũng là 1 dấu hiệu của viêm da cơ địa dị ứng dạng mề đay.

Có thể do nhiễm khuẩn vì sức đề kháng ở trẻ còn yếu nên dễ nhiễm virus, vi khuẩn, các vật thể lạ xâm nhập qua da hoặc đường hô hấp gây bệnh, do dị ứng với thức ăn, hải sản hoặc do dị ứng thuốc hay do tiếp xúc với các chất gây dị ứng: phấn hoa, vết trích côn trùng, lông động vật, các chất hóa học, thay đổi thời tiết

1.3 Phát ban

Phát ban là do chất histamin làm vùng da nông bị sưng, ngứa, đỏ có thể thay đổi về kích thước, xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

1.4 Phù mạch

Phù mạch là sưng lớp da sâu, đôi khi xuất hiện cùng với phát ban. Phù mạch không đỏ, không ngứa, thường xuất hiện ở các mô mềm như mi mắt, miệng hoặc bộ phận sinh dục. Ban và phù mạch có thể xuất hiện cùng nhau hoặc tách biệt trên cơ thể. Phù mạch do phản ứng của các chất hóa học ở lớp da sâu hơn. Những chất này thường được dự trữ trong tế bào mast của cơ thể.

1.5 Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một tình trạng dị ứng da khi một số hóa chất tiếp xúc trực tiếp với da có thể gây ban. Phản ứng này có thể do phản ứng dị ứng hoặc không dị ứng.

]]>
https://phuongleo.com/cac-dang-viem-da-di-ung-o-tre-30/feed/ 0