Phương Leo https://phuongleo.com Blog viết lách Wed, 12 Jul 2023 03:41:53 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.6 Review sách Tài lẻ đẻ ra tiền tác giả Trang CHO https://phuongleo.com/review-sach-tai-le-de-ra-tien-905/ https://phuongleo.com/review-sach-tai-le-de-ra-tien-905/#respond Wed, 15 Jun 2022 09:10:52 +0000 https://phuongleo.com/?p=905 Hôm nay, sau bao ngày phủ bạt blog một lớp bụi dày, cũng là những ngày cuối năm hơi ảm đạm, hơi lười biếng, mình muốn làm điều gì đó để vực dậy chút động lực viết lách của bản thân. Thế nên, mình quyết định đọc lại và “tiện thể” review cho các bạn cuốn sách “Tài lẻ đẻ ra tiền” với hành trình 18 năm theo nghề viết của tác giả Trang CHO.

Tác giả cuốn sách là ai?

Có một dạo, rất nhiều trang báo mạng hay group marketing/content chia sẻ câu chuyện về 9x Hải Phòng làm một lúc 10 nghề để dành tiền cất nhà cho bố mẹ, đó là lúc mình biết đến Trang CHO. Quào!!! Lúc đó mình thực sự ấn tượng về cô gái “đa zi năng” này.

Trang CHO  – tên đầy đủ Nguyễn Thùy Trang (quê quán Hải Phòng), sinh năm 1995. Tốt nghiệp Cử nhân khoa Báo mạng điện tử của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Trang khá nổi tiếng trong cộng đồng Copywriter, bạn có thể tìm hiểu thêm về cô ấy qua những bài viết dưới đây:

Đọc sách và theo dõi Facebook cá nhân của Trang khá lâu, mình thấy Trang là…

  • Cô gái tài giỏi, giống như có “3 đầu 6 tay”, luôn biết mình có gì và nên làm gì, thế nhưng lại rất hay than lười và kêu thèm ngủ…
  • Người con gái Hải Phòng không thích lòng vòng :))
  • Yêu tự do, dám sống với đam mê của mình
  • Luôn tự tin và sống tích cực
  • Trình tiếng Anh phải gọi là “3 chấm”

Điều thu hút mình trong cuốn sách “Tài lẻ đẻ ra tiền”

Lúc quyết định mua cuốn sách này, mình cũng không nghĩ ngợi nhiều vì mình tin là tác giả cá tính như vậy sẽ không làm mình thất vọng. Và quả thực như vậy!

Khi cầm cuốn sách trên tay, chưa cần đọc nội dung mình đã ưng ngay. Chỉ là sở thích cá nhân thôi nhưng bất cứ quyển sách nào có màu vàng mình đều mê lắm nhé. Mình hay đọc sách trong tư thế nằm ngửa cổ lên giời hai tay đỡ 2 bìa sách :))), nên những cuốn nào nhỏ nhẹ, dễ cầm như thế này thực sự thích hợp với mình, đọc mải mê mà không thấy mỏi tay.

Nói thật là mở sách ra, “toàn chữ là chữ” nhưng đọc thử một vài trang đầu thôi đã thấy “bánh cuốn” rồi. Tài lẻ đẻ ra tiền “khắc họa chân dung” một cô nương lạc quan, yêu viết lách, yêu xê dịch và yêu tiền cháy bỏng. Cô đam mê kiếm tiền từ thời tiểu học bé tí ti qua những bài cộng tác cho các trang báo giấy. Lên lớp 7, cô học sinh lém lỉnh ấy tự tay viết thời cáo cập nhật những thông tin hot hit trong trường để bán cho bạn bè, thu bộn tiền, nhét đầy lợn đất.

Cô sẵn sàng làm nhiều nghề để kiếm tiền, tất nhiên là không bất chấp tất cả. Quan trọng hơn hết, tiền chỉ là phương tiện chứ không phải mục đích cuối cùng. Yêu tiền nhưng không phải là nô lệ của nó.

Mình cứ bị hút sâu vào đó giống như đang đọc trộm nhật ký của một người nào đó vậy.

Mặc dù chỉ kết nối một chiều với cuộc sống của Trang CHO qua cuốn sách “Tài lẻ đẻ ra tiền” nhưng mình cảm nhận được sự gần gũi lạ kỳ. Có lẽ là mình đã từng có những ước mơ “ngây thơ” giống bạn ấy (sau khi tốt nghiệp đại học, chỉ cần có mức lương 5 triệu là sẽ sống tốt – ngày trước mình từng nghĩ thế đó).

Điều mình thích nhất ở cuốn sách này là những năng lượng tích cực mà nó mang lại. Nói sao nhỉ! Những dòng chữ viết ra không khắc họa chân dung một cây viết Pờ rồ, đang đứng chót vót trên cao nhìn xuống, khiến chúng ta có cảm giác xa cách như đối mặt với một người ở đẳng cấp không thể với tới được.

Những gì Trang thể hiện cũng bình thường như bao cô gái khác, cũng mê ngủ, cũng có những lúc lười biếng, cũng nghiện phim Hàn, cũng có đời sống rất chi là “tiết kiệm”, chẳng ham hố hàng hiệu… tất cả đủ để mình cảm thấy gần gũi với Trang dù chưa bao giờ nói chuyện với bạn ấy.

Chúng ta hoàn toàn có thể giỏi hơn nếu biết cố gắng. Những dòng chữ dồn dập đập vào mắt mình khiến mình cảm tưởng như tác giả muốn “moi móc” hết những câu chuyện của bản thân để “tám chuyện” với người đọc. Cảm tưởng mỗi dòng chữ lướt qua đều thấy hình bóng một cô gái luôn tiến về phía trước, bước đi không ngừng nghỉ.

Tài lẻ đẻ ra tiền chẳng chia sẻ một tí ti bí kíp hay thủ thuật nào để bạn viết tốt hơn đâu, có chăng chỉ là những dòng tự sự về một cô gái yêu viết lách mà thôi.

“Một nghề tốt ….nhiều nghề vẫn ok” là key word mình khá thích trong cuốn sách này.

Xuyên suốt trong cuốn “Tài lẻ đẻ ra tiền” có lẽ vấn đề được nhắc tới nhiều nhất là tiền. Trang nói “tôi yêu tiền”, điều đó không cần giấu giếm, không ấp úng, chẳng mập mờ.

Điều này làm mình nghĩ đến một câu hỏi phỏng vấn phổ biến khi đi xin việc “Bạn đi làm vì điều gì?”. Có lẽ, ít ai dám thẳng thắn tự nhận rằng bản thân đi làm vì tiền vì sợ bị gán cái mác là “kẻ thực dụng”. Người ta hay đưa ra một lý do nào đó nghe có vẻ “kiểu mẫu” và an toàn hơn, chí ít là để nhà tuyển dụng không có ác cảm với mình.

Tuy nhiên, nếu ngẫm nghĩ sâu xa hơn, chắc chắn bạn sẽ hiểu rằng tiền đối với chúng ta mà nói chỉ là phương tiện chứ không phải mục đích cuối cùng. Ta làm tất cả vì tiền nhưng chỉ làm những điều đúng đắn. Đó cũng là điều mà Trang cũng đang hướng tới.

Kết lại:

Cuốn sách này rất phù hợp với những người đang nuôi ý định theo nghiệp viết. Tất nhiên là bạn sẽ không học được mẹo hay bí kíp gì đó về nghề, nhưng bạn sẽ được truyền kha khá động lực. Hoặc, bạn đọc cuốn sách này đơn thuần vì lý do giải trí cũng được, đọc cho vui.

À, nếu như bạn muốn đọc thêm review về những cuốn sách có chủ đề viết lách khác, bạn có thể xem ở mục này nhé.

]]>
https://phuongleo.com/review-sach-tai-le-de-ra-tien-905/feed/ 0
Viết đi đừng sợ – bí kíp “vượt khó” cho những cây viết mới https://phuongleo.com/review-sach-viet-di-dung-so-338/ https://phuongleo.com/review-sach-viet-di-dung-so-338/#respond Sun, 08 Aug 2021 07:40:15 +0000 https://phuongleo.com/?p=338 Hôm qua, sau khi đọc xong cuốn “Viết đi đừng sợ” của chị Linh Phan, mình dự định sẽ viết một bài review thật tâm đắc. Ngay lúc đó, mình đã lần mò trên Google xem đã có ai viết về nó hay chưa. Sau một hồi tìm kiếm tới lui thì tuyệt nhiên chưa thấy bài review nào xuất hiện. Ồ! Vậy nếu mình làm điều này thì chẳng phải bài viết của mình sẽ là nội dung review đầu tiên được xuất hiện trên Google. Ý nghĩ này lóe lên khiến mình phấn khích tột độ.

Ban đầu, mình hí hửng lắm. Nhưng sau một hồi dồn hết sự tập trung trước màn hình máy tính, chiếc mở bài vẫn chưa hiện ra, cứ loay hoay gõ được vài dòng rồi lại xóa vì chẳng câu từ nào ưng ý.

Mình chống tay lên cằm, thở dài thườn thượt, rồi liếc sang cuốn sách đang nằm im trên mặt bàn. Khi nhìn chăm chăm vào tiêu đề cuốn sách, mình cảm giác như nó đang thôi miên mình, đang giục giã mình “Viết đi đừng sợ!”. Thế rồi, đám mây u ám trong đầu dần biết mất. Mình tự nhủ với lòng cứ viết đi thôi, đừng nghĩ ngợi quá nhiều.

Review “giao diện” sách

“Viết đi đừng sợ” có rất nhiều thứ hấp dẫn mà mình muốn tiết lộ cho các bạn. Nhưng trước tiên mình không thể nào bỏ qua việc review “giao diện” của nó được.

Phải nói là mình rất ưng chiếc bìa sách màu xanh thăm thẳm này. Nó được thiết kế tựa như một trang nhật ký, khơi gợi ngay niềm cảm hứng viết lách đối với những người yêu con chữ. Trên trang nhật ký ấy là dòng chữ “Viết đi đừng sợ” thật rõ ràng, có tính kích thích cực mạnh.

Bên trong sách sử dụng font chữ in đơn giản, ít đường nét, các dòng văn bản có độ giãn cách vừa phải. Chính vì thế, việc đọc một cuốn sách cần nhiều năng lượng thế này cũng trở nên dễ dàng hơn. Đôi chỗ, bạn có thể bắt gặp một vài hình ảnh, một vài chiếc note xinh xinh.

Cách đây vài tháng, trước khi cuốn sách xuất bản, chị Linh từng đăng một post trên Facebook ngỏ lời nhờ mọi người “hiến kế” giúp chị để có được một câu tagline phù hợp với “Viết đi đừng sợ”. Trong hàng trăm bình luận, mình cũng hăm hở góp một chiếc tagline nho nhỏ “Bí kíp “hóa vàng” những con chữ dại khờ”. Suốt vài ngày sau đó, mình mong kết quả như mong mẹ về chợ. Hễ cứ lúc nào rảnh, mình lại ghé ngay vô group để xem chị Linh đã lên bài chốt tagline được chọn hay chưa. Nhưng có lẽ vì phải bàn bạc với nhà xuất bản hơi lâu, nên phải vài ngày sau mới có kết quả. Cuối cùng thì ý tưởng của mình không được chọn. “Từ tay không thành tay viết” là tagline của một bạn gái nào đó được chọn và chính thực được in trên bìa sách.

Review nội dung sách

Trước đây, mình có tìm đọc vài cuốn sách dạy kỹ năng viết lách, nhưng thực sự chưa có cuốn nào mình ưng ý như “Viết đi đừng sợ”. Bởi, “Viết đi đừng sợ” không vẽ ra lý thuyết suông, nó mang đậm chất thực hành. Nhiều lúc, mình tưởng tượng nó giống như một “cô gia sư dạy viết” tại nhà chứ không chỉ đơn giản là một cuốn sách.

Về nội dung, “Viết đi đừng sợ” chia làm 3 phần chính gồm có:

  • Viết và kỹ thuật viết cơ bản
  • Luyện viết
  • Làm sao để viết được 10.000 từ trong một ngày

Trong cuốn sách này, tác giả không chỉ đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp “người mới” vượt qua nỗi sợ viết lách mà còn hướng dẫn các kỹ thuật viết cơ bản, đồng thời củng cố lý thuyết bằng hệ thống bài tập xuyên suốt nội dung mà ai cũng có thể thực hành ngay được.

Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ vì có quá trời nội dung hướng dẫn khác nhau. Nhưng bạn yên tâm, vì nó đều được triển khai một cách tuần tự, mạch lạc. Mỗi hướng dẫn được diễn giải rất chi tiết, dễ hiểu và có ví dụ minh họa cụ thể.

Trên con đường viết lách, mỗi người chọn một hành trình khác nhau. Nhưng mình thấy rằng, có chiến thuật sẽ giúp bạn đi nhanh và đúng hướng hơn. Đó cũng chính là những cẩm nang mà cuốn sách này gửi gắm.

Tóm tắt nội dung phần 1: Viết và kỹ thuật viết cơ bản

1/ Viết cơ bản

Khi mới viết lách, chúng ta thường có rất nhiều trăn trở, luôn tự chất vấn lòng mình “Tôi có thể viết tốt không?”, “Tôi có thể trở thành một cây viết không?” hoặc “Khi nào tôi nên công khai bài viết của mình?”… Trước những câu hỏi này, tác giả khẳng định rằng mọi cây viết không cần cố gắng để trở nên tốt nhất, lúc bắt đầu, điều quan trọng là bạn mong muốn viết và sẵn sàng dành thời gian cho nó. Nếu chúng ta cam kết với bản thân bằng thái độ nghiêm túc trong việc viết lách sớm muộn thành quả cũng sẽ đến.

Ở nội dung tiếp theo, bạn sẽ được tiếp cận các kỹ thuật cơ bản trong việc viết như viết tự do, viết sáng tạo, viết theo dạng thức. Mỗi kỹ thuật viết sẽ có đính kèm bài tập thực hành, bạn nên thực hiện tuần tự trước khi xem bài học tiếp theo.

À, tiết lộ thêm cho bạn, khi mua “Viết đi đừng sợ”, bạn sẽ được tặng một cuốn sổ luyện viết rất xinh, có note chi tiết các bài tập. Hãy đọc kỹ nội dung trong sách và hoàn thiện bài tập nhé.

Bên cạnh nền tảng cơ bản, chúng ta cũng cần xác định xem bản thân là kiểu người viết nào và muốn theo đuổi cá tính viết ra sao.

Trong cuốn sách này, tác giả chia kiểu người viết thành 3 nhóm.

Những người chỉ viết, sống nhờ viết:  Đây là nhóm người làm việc 100% với viết lách với các sản phẩm chủ đạo như là sách, báo, sách điện tử, blog, các tài liệu viết có liên quan tới công việc chuyên môn… Nhóm này thường phải viết rất nhiều, viết liên tục và gần như không có thêm các hoạt động tiếp thị hay các loại hình sản phẩm kinh doanh nào khác.

Những người là tác giả kiêm nhà kinh doanh: Những cây viết này không chỉ sản xuất các sản phẩm từ viết, họ còn có thu nhập từ nhiều nguồn khác như tham gia sự kiện, làm diễn giả, coaching,… Nguồn thu nhập của nhóm này sẽ cao hơn so với nhóm chỉ viết đơn thuần, nhưng vì vậy mà họ thường phải làm nhiều việc hơn.

Những người lãnh đạo tư tưởng: Những người thuộc nhóm này không chỉ có sở trường và chuyên môn viết lách. Những ý tưởng của họ có thể tiên phong cho một lối sống, truyền bá một tư tưởng mới, hướng dẫn cho người khác thành công hoặc từ đó chuyển sang một nguồn thu nhập khác. Họ được trả tiền để chia sẻ ý tưởng, để tham vấn chuyên môn cho những người khác. Họ thường có cộng đồng độc giả đông đảo và những fan chất lượng. Đây có lẽ là “cảnh giới” cấp cao mà mọi tay viết chuyên nghiệp mong muốn đạt được.

5 nhóm cá tính phổ biến của người viết

Bất cứ ai khi theo đuổi nghiệp viết lách cũng muốn được tìm ra màu sắc riêng của mình trong từng con chữ. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi bài viết của mình mang loại cá tính nào hay chưa?

Bạn có muốn theo đuổi cá tính viết của một nhà tiên tri (ví dụ như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng), cá tính viết của một nghệ sĩ (ví dụ như Lai Thượng Hưng) hay cá tính viết của một nhà báo, giáo sư, ngôi sao.

Ở cuối phần nội dung này, những cách mà tác giả gợi ý sẽ là một bài kiểm tra giúp bạn tự tìm thấy đâu là kiểu người viết và cá tính viết mà bạn muốn hướng tới.

2/ Viết hiệu quả

Khi mới học viết, có thể bạn sẽ cảm thấy khó khăn vì không biết bắt đầu thế nào, làm sao để có được bài viết hoàn chỉnh. Vậy thì đừng lo, nội dung phần này chính là thứ bạn cần, tác giả sẽ giải thích chi tiết quy trình triển khai một bài viết với 9 bước cụ thể và hướng dẫn tỉ mỉ cách thực hiện từng bước ra sao.

9 bước trong quy trình ấy gồm có:

  1. Lập kế hoạch
  2. Nghiên cứu thông tin
  3. Tổ chức thông tin
  4. Viết bản nháp đầu tiên
  5. Đối chiếu với kế hoạch ban đầu và sửa bản nháp
  6. Cải thiện từ ngữ, “đánh bóng” văn bản
  7. Hiệu đính (rà soát lỗi, chỉnh sửa lại nội dung cho đúng và hay hơn)
  8. Nhận đánh giá phê bình
  9. Xuất bản, công khai bài viết

Đừng quên rằng, một bài viết chỉn chu là chưa đủ, nó phải có sức thuyết phục. Bạn có thể tăng tính thuyết phục cho bài viết bằng các sự kiện, số liệu, dùng sắc thái văn bản phù hợp, tạo ra một câu chuyện. Ngoài ra, chúng ta có thể thúc đẩy sự thuyết phục bằng cách xây dựng mối quan hệ tối đẹp giữa nguồn phát thông tin (thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, cá nhân) và người đọc. Bên cạnh đó, để giảm bớt sự nhầm lẫn, người viết có thể thay đổi quan điểm hoặc tránh các thông tin tiêu cực, tìm kiếm các thông tin tích cực để thay thế nó hoặc diễn giải lại cho phù hợp với quan điểm hoặc thái độ của đối tượng tiếp nhận giao tiếp. Hiểu được điều này sẽ giúp người viết triển khai nội dung “nhắm đích” tốt hơn đối với từng nhóm đối tượng người đọc mà họ hướng tới.

3/ Vượt qua nỗi sợ trì hoãn khi viết

Ở nội dung cuối cùng của phần 1, tác giả tổng hợp 12 nguyên nhân phổ biến khiến một người trì hoãn việc viết lách. Nếu bạn đang trì hoãn, có thể bạn sẽ tìm được cách chữa trị trong cuốn sách này. Tác giả đưa ra hướng giải quyết rất cụ thể với từng trường hợp khác nhau. Ví dụ, nếu bạn trì hoãn viết bởi trong đầu đang có quá nhiều ý tưởng và không biết bắt đầu từ đâu, bạn nên viết tất cả chúng ra và hãy bắt đầu tự hỏi:

  • Những ý tưởng nào có thể để lại mà không khiến mình đau đớn hay mất đi sự thú vị của nó?
  • Ý tưởng nào phải bắt tay vào làm ngay?
  • Y tưởng nào thể hiện mạnh mẽ nhất các giá trị cốt lõi của mình?
  • Nếu chỉ được chọn 2 thì mình nên chọn cái nào?
  • Mình có thể chọn cả 2 và làm cùng lúc hay không? Nếu có thì làm thế nào?

Sau một hồi liên tục đặt ra các câu hỏi để phân loại ý tưởng chắc chắn bạn sẽ tự nhìn thấy khó khăn được gỡ rối và biết mình cần phải làm gì tiếp theo.

Đặt sách TẠI ĐÂY nếu ở khu vực Hà Nội

Đặt sách TẠI ĐÂY nếu ở khu vực TP.HCM

Tóm tắt nội dung phần 2: Luyện viết

Kích hoạt cỗ máy ý tưởng trong đầu

Bạn được giao một chủ đề cụ thể nhưng bạn bí ý tưởng. Bạn sẽ được hướng dẫn 4 bước để bồi đắp ý tưởng từ khâu thu thập ý tưởng, xem xét đối tượng, nghiên cứu chủ đề và viết tự do.

Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra khó khăn của nhiều cây viết đó là vấn đề phát triển nhiều ý tưởng cho một chủ đề cụ thể. Một tình huống mà chúng ta rất dễ gặp phải khi viết đó là dồn hết tâm huyết cho bài viết đầu tiên, chính vì vậy chúng ta gặp khó khăn nếu muốn tạo ra một phiên bản khác tốt hơn vì các ý tưởng ban đầu đã dùng cạn sạch. Vậy trong trường hợp này phải làm thế nào? Làm sao để triển khai một chủ đề thành nhiều ý tưởng khác nhau? Bạn sẽ được “khai sáng” khi xem mô hình 6 hướng để phát triển ý tưởng cho mọi loại chủ đề để vượt qua tình huống nan giải này.

Thực hành viết một bài viết hoàn chỉnh

Có 4 thành phần nội dung thường thấy trong một bài viết, đó là tiêu đề – mở bài – thân bài – kết bài.

Triển khai tiêu đề

Một tiêu đề tốt nên cung cấp cho người đọc ít nhất 1 lợi ích, tiêu đề đó cũng cần được tối ưu để có thể xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm.

Triển khai mở bài

Để viết nội dung mở đầu hấp dẫn, tác giả đưa ra 15 cách áp dụng khác nhau:

  • Tiết lộ cho người đọc biết những điều bạn sắp nói với họ.
  • Đưa ra một câu hỏi.
  • Chia sẻ số liệu thống kê
  • Chia sẻ một câu trích dẫn
  • Kể một câu chuyện của chính mình

Mỗi cách này đều có mẫu gợi ý cụ thể, bạn có thể thực hành ngay với bài viết của mình.

Ví dụ, mở bài bằng cách chia sẻ số liệu thống kê, bạn có nội dung như sau:

Tôi đã rất sốc khi đọc được thống kê là cứ 4 người phụ nữ thì có 1 người bị sảy thai. Đã có nhiều người mẹ bị mất con hơn chúng ta tưởng và có vẻ nhiều người không để ý tới con số này. Có lẽ họ không bao giờ nghĩ mình có thể bị sảy thai, nhưng nhìn vào con số 25% thì điều tốt nhất chúng ta có thể làm đó là chuẩn bị. Nội dung bài viết này của tôi sẽ giúp những người mẹ vượt qua tâm lý đau khổ và thậm chí trầm cảm khi không may bị sảy thai.

Triển khai thân bài

Nếu nhiệm vụ của tiêu đề chính là nắm bắt sự thu hút của người đọc, phần mở đầu lôi kéo họ thì thân bài có vai trò quan trọng như nam châm níu họ ở lại với nội dung của bạn lâu hơn.

Bạn biết không, nhiều độc giả có thói quen đọc lướt, nghĩa là họ quét nội dung từ trên xuống dưới, nhìn từ trái qua phải một cách nhanh chóng và thường chỉ đặt sự chú ý vào những từ ngữ được làm nổi bật. Vì vậy, để giữ chân với người đọc bạn cần đặc biệt lưu ý đến tiêu đề phụ. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định ở lại hay rời đi của họ. Ở phần này, bạn sẽ nắm được 4 chiến thuật để triển khai các tiêu đề phụ “ăn điểm” với người đọc.

  • Chiến thuật gây bất ngờ
  • Chiến thuật gây tò mò
  • Chiến thuật thêm yếu tố cảm xúc vào tiêu đề phụ
  • Chiến thuật thể hiện tính cách trong tiêu đề phụ

Khi kết hợp các chiến thuật này với nhau, hệ thống tiêu đề phụ trong bài sẽ đóng vai trò như những nấc thang dẫn dắt người đọc từ ý tưởng này đến ý tưởng khác.

Triển khai phần kết

Nhiều người thường ít coi trọng phần kết, thậm chí là bỏ qua nó. Nhưng bạn có biết, một phần kết yếu sẽ phá vỡ toàn bộ nỗ lực bên trên của người viết. Nếu bạn có một phần kết thuyết phục và truyền cảm hứng cho người đọc, bạn sẽ thúc đẩy được họ hành động theo ý đồ mà mình nhắm tới. Họ có thể là để lại bình luận, mua hàng hoặc đơn giản giúp họ nhận thức rõ hơn về vấn đề trong bài viết, thay đổi thói quen nào đó của họ…

Để làm được như vậy, bạn có thể kết bài bằng cách tóm tắt lại các ý chính, khuyến khích người đọc hành động hoặc cho họ thấy một góc nhìn tương lai…  Trong phần này, tác giả cung cấp tới 10 cách khác nhau để bạn có thể tạo ra một cái kết trọn vẹn, đủ sức thuyết phục. Bạn hãy áp dụng nó vào bài viết của mình để kiểm tra hiệu quả nhé.

Viết trong Content Marketing

Content Marketing là việc sáng tạo nội dung nhằm kéo khách hàng mục tiêu của một công ty gần hơn tới bước quyết định mua hàng mà không cố gắng bán hàng một cách lộ liễu.

Có rất nhiều dạng nội dung trong Content Marketing, nhưng trong phần này tác giả sẽ chỉ tập trung vào 1-2 dạng phổ biến (dạng blog và bài chuyên sâu). Mỗi dạng bài này sẽ có mẫu bài viết phổ biến (trên 1000 từ) giúp bạn hình dung được rõ hơn.

Viết trong Copywriting

Copywriting có rất nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng theo quan điểm của tác giả, nó được hiểu đơn giản là các nội dung bán hàng hoặc tài liệu tiếp thị có ảnh hưởng tới khách hàng tiềm năng, hướng họ tới việc mua hàng, ví dụ như TVC, thư chào hàng, landing page có lời kêu gọi mua sản phẩm…

Mục tiêu quan trọng của viết lách là tiếp thị. Nó là công cụ bán hàng vô cùng mạnh mẽ. Vì thế, 15 thủ thuật viết Copywriting sẽ giúp bạn đưa được một lời chào hàng khéo léo vào nội dung bài viết. Và nếu bạn hứng thú với nó, bạn có thể tham gia thử thách 10 ngày viết Copywriting để trở thành người viết quảng cáo thành công. Các thử thách được viết ra rất cụ thể, tất cả những gì bạn cần làm là thực hành và cam kết nghiêm túc.

Tóm tắt nội dung phần 3: Bí kíp để viết được 10.000 từ một ngày

Viết 10.000 từ mỗi ngày quả là thành tích đáng nể. Tất nhiên, bạn sẽ không thể đạt được tốc độ này chỉ bằng việc đọc hết cuốn sách. Nhưng bạn hoàn toàn có thể bắt đầu bằng mục tiêu nhỏ hơn, dễ thực hiện hơn, chẳng hạn như viết 1000 từ mỗi ngày. Qua thời gian, sự bền bỉ và nỗ lực của bạn sẽ khiến cho tốc độ viết cải thiện. Người viết lách nghiêm túc không nghỉ ngơi. Ít nhất là không phải lúc mới bắt đầu. Không phải khi họ đang xây dựng đế chế viết lách cho mình. Ngược lại, họ đưa ra một quyết định đơn giản: Họ viết mỗi ngày. Bất kể điều gì.

Cuối cùng, dù bạn là ai, là một cây viết nghiệp dư hay chuyên nghiệp, có một số sự thực đau đớn về nghề viết mà bạn cần phải chấp nhận. Cụ thể những sự thật ấy là gì, nếu bạn muốn biết tường tận, hãy tìm đọc trong sách nhé.

Sau khi đọc tới đây, chắc hẳn bạn cũng hiểu được hành trình từ tay không thành tay viết không hề dễ dàng. Cuốn sách này sẽ là ‘bạn đồng hành” đáng tin cậy cùng bạn đi qua những ngày tháng khó khăn ấy. Nhưng bạn ơi, đừng chỉ đọc xong rồi cất gọn vào một góc. Bạn có đọc bao nhiêu cuốn sách, học bao nhiêu bí kíp mà không thực hành thì tất cả cũng trở thành công cốc mà thôi. Vì vậy, ngay từ bây giờ hãy bắt đầu luôn bạn nhé. Viết đi đừng sợ!

– Sách có sẵn trên Shopee, bạn có thể đặt mua:

Đặt sách TẠI ĐÂY nếu ở khu vực Hà Nội

Đặt sách TẠI ĐÂY nếu ở khu vực TP.HCM

]]>
https://phuongleo.com/review-sach-viet-di-dung-so-338/feed/ 0
Review tất tần tật cuốn sách 90 – 30 – 20, từ ngoài vào trong https://phuongleo.com/review-sach-90-30-20-292/ https://phuongleo.com/review-sach-90-30-20-292/#respond Thu, 05 Aug 2021 13:36:12 +0000 https://phuongleo.com/?p=292 Nếu bạn đang nung nấu ý định trở thành “người chơi hệ chữ” thì mình khuyên bạn nên mua ngay cuốn sách 90 – 20 – 30 | 90 bài học vỡ lòng về ý tưởng và câu chữ.

Nói về cuốn sách trong 3 câu

Cuốn sách cho bạn 90 bài học vỡ lòng về ý tưởng và câu chữ mà bất cứ Copywriter mới vào nghề nào cũng cần đến.

Bạn sẽ được sống đời sống của những người làm sáng tạo, đầy chất “nghệ” cũng đầy “nỗi niềm khó nói”.

Sách không tẩm “thuốc phiện” đâu, nhưng bạn sẽ nghiện đấy.

Sách 90 – 20 – 30 dành cho ai?

Bạn có đang mong muốn được làm việc trong môi trường sáng tạo? Nếu thế, cuốn sách này chính là tài liệu tham khảo chân thực nhất bạn đang cần để tìm hiểu về công việc hằng ngày của những người làm creative tại Agency. Biết đâu, từ đây bạn sẽ tìm được cơ duyên với ngón nghề “chơi chữ”. Cuốn sách 90 – 20 – 30 quả thực là bảo bối trong túi gấm đầy trân quý dành cho những Copywriter non trẻ. Sau khi đọc xong, bạn sẽ được nạp thêm kha khá hành trang, “súng đạn” để khởi đầu cho những dự định sáng tạo của mình đấy.

Nếu bạn chỉ đơn giản là kẻ ngoại đạo thích khám phá về một lĩnh vực khác với nghề nghiệp mình đang làm, bạn hoàn toàn có thể đọc cuốn sách này để trải nghiệm một công việc thú vị dưới góc nhìn hài hước. Bạn sẽ hiểu hơn về những khó khăn và định kiến mà nhiều người thường áp đặt lên nghề quảng cáo. Copywriter là một nghề chân chính như bao nghề khác, Copywriter không phải là làm thời vụ, cũng không phải nhân viên phát tờ rơi như các bà, các cô quanh xóm vẫn lầm tưởng.

Hoặc những người đã trong nghề lâu năm, khi đọc sách, biết đâu bạn có thể thấy hình bóng mình trong ấy, để được bồi hồi nhớ lại những năm tháng tuổi trẻ sục sôi.

Tóm tắt các phần của cuốn sách

Cuốn sách này không có mục lục, nhưng nội dung được phân chia rất rõ ràng, dễ hiểu. Về cơ bản, mình chia nó làm 2 phần.

Phần 1 (gói gọn trong 17 trang sách đầu)

Phần 1 gồm các nội dung:

1/ Giới thiệu về tác giả Huỳnh Vĩnh Sơn và các đồng nghiệp đã góp công tạo nên cuốn sách này.

2/ Lời dẫn cho cuốn sách.

3/ Giải thích các thuật ngữ cơ bản của ngành “chơi chữ”.

4/ Quy trình ươm mầm một chiến dịch quảng cáo với rất nhiều bước vòng vèo, ngoằn ngoèo, từ khi nhận “thánh chỉ” của khách hàng cho tới khi hoàn thiện và ra mắt sản phẩm.

5. Giới thiệu các nhân vật góp mặt trong “series sitcom ăn khách” này.

  • Anh 30 – Senior Copywriter, đàn anh máu mặt trong nghề với hơn 10 năm kinh nghiệm, đang đối mặt áp lực với việc phải dẫn dắt đàn em.
  • Em gái 20 – Copywriter Intern – đàn em ngây thơ vô số tội, vừa bước chân ra khỏi giảng đường sang chảnh, đang trong trạng thái hồ hởi, phấn khởi của một tân binh.
  • Chú 44 – Managing Director – ông trùm thông thái của Agency có gương mặt bị hiểu lầm là bảo vệ.
  • Bà chị 29 – Account Manager – Bà chị này không phải kế toán. Chị là “bảo mẫu” cao cấp cho các bạn Creative, sư tử hà đông chốn văn phòng.
  • Chị 32 – Art Director – chị gái khoái “xếp hình”, chịu trách nhiệm về khâu hình ảnh cho mỗi quảng cáo.

Phần 2

Phần 2 là những câu chuyện dở khóc dở cười về chuỗi ngày làm thực tập sinh Copywriter của em 20. Mỗi ngày, đàn em 20 và đàn anh 30 lại quấn nhau trên một đề bài truyền thông nào đó, bắt tay làm ý tưởng và vật lộn với câu từ. Cứ giải quyết được một đề bài khó, họ lại có thêm một bài học hay.

Các bài học thì phải nói là vô số kể, chẳng hạn như là:

  • Trước khi viết, một khâu rất quan trọng mà Copywriter không thể bỏ qua là nhóm ý nội dung, tổ chức thông tin mạch lạc.
  • Trong lúc kiếm ý tưởng, hãy coi trọng số lượng hơn chất lượng, đừng vì quá mê mẩn một vài ý tưởng nào đó khiến cho não không thể hoạt động hết công suất.
  • Idea hay nhất là idea đến từ trải nghiệm.
  • Sản xuất content cần đúng chứ không cần “nghe thú vị”, sáo rỗng. Copywriter là người viết chính xác điều thương hiệu muốn nói.
  • Thông điệp cần cân bằng giữa lý tính và cảm tính.

Tốt nhất bạn nên tìm đọc để biết thêm chi tiết nhé, thú vị lắm đấy!

Cảm nhận của mình về cuốn sách

Nói thực, mới đầu cầm quyển sách trên tay, mình hơi hốt nhẹ, vì trông nó dày phết. Không biết bao lâu nữa mới cày hết 400 trang sách này.

Nhưng bìa sách đẹp quá, hình ảnh có vẻ tinh nghịch, nền lại còn đúng màu vàng hợp gu nữa chứ.

Mình lật giở từng trang sách thơm tho, đọc một cách hớn hở. Ủa? Tui có mua lộn truyện tranh không ta. Sao mà càng đọc càng hăng thế này.

Cuốn sách giống như một bộ series sitcom với gần trăm tập phim mang đầy chất tấu hài. Nhân vật chính là anh 30 và cô em 20 trong sáng. Lác đác, đôi chỗ sẽ có sự góp mặt của chú 44, chị 29 và chị 32.

Quyển sách này đúng “khẩu vị” của mình. Vì nó vừa hữu ích lại vừa giải trí. Bạn đừng lo, nó sẽ không khiến bạn cảm thấy ngao ngán giống như nhìn vào mấy cuốn sách self-help chằng chịt toàn chữ là chữ đâu nhé. Chất sáng tạo được thể hiện ngay từ hình thức trình bày, nội dung cuốn sách được viết dưới dạng các đoạn đối thoại giữa các nhân vật. Mỗi câu chuyện của em 20 và anh 30 đều là những tình huống thực tế trong nghề quảng cáo mà họ bị mắc lại và phải tìm cách gỡ rối.

Cứ mỗi một trang lật qua, mình lại được lĩnh hội một bài học đáng giá. Đôi lúc, mình phải ồ lên và bật ngửa vì bản thân cũng đã từng gặp phải những lỗi sai tương tự như cô bé 20, mặc dù đã theo nghề viết 3- 4 năm. Mình chắc chắn rằng có thể nhiều Copywriter/Content writer “có tuổi” cũng sẽ thấy giống như mình khi đọc cuốn sách này.

8 điều đúc rút được từ cuốn sách mà mình tâm đắc

Cuốn sách 90 – 20 – 30 có vô vàn, la liệt những điều hay ho, nhưng từ góc nhìn cá nhân, mình xin tóm gọn lại bằng 8 điều bản thân thấy tâm đắc nhất.

1/ Muốn giỏi cái gì thì phải tắm mình trong nó

Khi bắt đầu một lĩnh vực mới, điều dĩ nhiên là chúng ta không có thông tin, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm. Nhưng tất cả những thứ này đều có thể bồi đắp bằng cách học và đọc thật nhiều, học từ sách, google, từ đồng nghiệp, từ mọi phương tiện xung quanh, vân vân và mây mây. Muốn giỏi cái gì thì phải tắm mình trong nó. Phải để nó tràn ngập trong đời sống của mình càng nhiều càng tốt. Đó là điểm bắt đầu.

2/ Mới vào nghề cần tích cực kết bè, kết bạn

Khi mới là mầm non, chúng ta rất cần đồng cảm. Bởi, khoảng cách với các đồng nghiệp về kinh nghiệm và tuổi tác có thể khiến ta cảm thấy bị “ra rìa”. Vì thế, hãy năng nổ, tích cực kết bạn, kết bè với những con người khác cũng đang trong tình trạng như mình. Có thêm bạn bè sẽ có thêm nhiều thứ để chia sẻ, an ủi, động viên nhau cùng lớn lên.

3/ Muốn làm Copywriter phải vượt qua nỗi sợ công khai những gì mình viết

Lúc ban đầu còn non tay nghề, chúng ta thường sợ sệt nếu lỡ như ai đó đọc được những gì mình viết. Bài đăng lên Facebook thì cài đặt chế độ chỉ mình tôi, blog cá nhân thì rào 80 hàng bảo vệ, viết xong là lấy thân che liền. Tuyệt nhiên không để ai biết mình là tác giả. Chỉ sợ ai tạt ngang qua lại dội cho vài gáo nước lạnh. Nhưng sáng tạo là giãi bày. Đến tâm tư của bản thân cũng không dám bộc lộ thì làm sao nhãn hàng nào dám để mình làm thế với đứa con của họ. Thế nên, đã quyết tâm gắn bó với nghề thì phải đắp da mặt dày thêm chút nữa để đủ sức chống chịu mọi búa rìu dư luận gần xa.

Càng bị chê thì càng phải viết nhiều. Viết nhiều để tăng cảm giác về ngôn ngữ và soi ngắm mình qua từng câu viết. Người viết phải đổ mồ hôi, trau dồi rất nhiều qua năm tháng thì con chữ mới đủ hấp lực cuốn hút người đọc.

4/ Viết dài thì dễ hơn viết ngắn

Copywriter khi gia công câu chữ thì luôn nhọc nhằn hơn các writer ngành khác vì không đâu lại chằng chịt rào cản, yêu cầu, tiêu chí như ngành truyền thông. Đã là Copywriter phải học cách viết ngắn, cứ lần lượt bung cái ý trong đầu ra, rồi từ từ “thắt” lại cho gọn.

5/ Chia khó khăn lớn thành nhiều khó khăn nhỏ

Khi gặp thử thách, không gì gây hoang mang hơn là câu nói động viên của ai đó “Tự tin lên đi em!”. Mặc dù nó được diễn đạt rất mạnh mẽ và ngọt ngào, nhưng tự tin không phải nụ hôn truyền miệng từ người này sang người khác, làm sao mà dễ dàng có được. Thôi thì, gặp cái gì to, mình chẻ nhỏ, cho đến khi làm được thì thôi. Cứ làm từng chút, từng chút một. Đến khi vượt qua, bạn thậm chí còn chả nhớ đến chữ “tự tin” là gì nữa.

6/ Có ý tưởng hay đi đã, đừng ôm khư khư nỗi sợ người khác ăn cắp ý tưởng của mình

Trong ngành sáng tạo, ý tưởng trùng lặp là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Mình nghĩ được thì người ta cũng nghĩ được. Vì thế, hãy phấn đấu để tạo ra các ý tưởng ác đòn đi rồi hãy sợ người khác chôm chỉa.

7/ Ngôn ngữ luôn có sự cảm tính nhất định

Nhận xét về ngôn ngữ là khó nhất trên đời, vì dù có giỏi logic cỡ mấy thì ta cũng phải công nhận một điều là ngôn ngữ có sự cảm tính nhất định. Chúng ta lớn lên và đọc những quyển sách khác nhau, xem những bộ phim, học những trường đại học khác nhau. Mỗi người đã tự trang bị cho mình một túi từ vựng không hề giống nhau. Đó chính là sự cảm tính của ngôn ngữ. Từ này trong mắt bạn là đẹp nhưng trong mắt người ta là tầm thường. Vì thế, Copywriter chỉ là làm việc với câu chữ nhiều chứ không phải nắm trọn chữ nghĩa. Nếu khách hàng từ chối một câu nào đó thì chẳng qua là chưa đúng ý họ, chứ không phải mình viết dở.

8/ Ngành quảng cáo có tính chất đào thải cực mạnh

Đúng vậy, mình chỉ cần dừng lại vài giây thôi, người khác cũng có thể vượt mặt ngay tắp lự. Trong ngành truyền thông – quảng cáo, mọi thứ xoay nhanh như chong chóng, chúng ta phải cập nhật liên tục, luôn bền gan và nỗ lực không ngừng để theo kịp guồng quay này.

Cuốn sách đáng mua chứ?

Bạn biết không, mình đã hoàn toàn “nhai” hết quyển sách này chỉ trong 3 ngày. Mình không rõ bạn sẽ lượm nhặt được gì sau khi đọc nó, nhưng có một điều mình chắc chắn rằng bạn sẽ bớt run rẩy hơn nếu đang có ý định đưa một chân qua cánh cửa Agency đầy phong ba bão táp giống như cô bé 20.

– Sách có bán trên Shopee, bạn có thể đặt mua ở đây: LINK SẢN PHẨM

]]>
https://phuongleo.com/review-sach-90-30-20-292/feed/ 0