Phương Leo https://phuongleo.com Blog viết lách Wed, 12 Jul 2023 06:48:51 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.6 8 lý do không ai ngó ngàng blog của bạn và cách khắc phục https://phuongleo.com/nguyen-nhan-blog-it-nguoi-doc-1007/ https://phuongleo.com/nguyen-nhan-blog-it-nguoi-doc-1007/#respond Thu, 03 Nov 2022 09:34:15 +0000 https://phuongleo.com/?p=1007 Mặc dù bạn đăng tải các bài viết thường xuyên trên blog, nhưng blog lại thưa thớt người vào, kẻ ra chẳng khác nào Chùa Bà Đanh. Bạn đã làm sai ở đâu? Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra 8 lý do phổ biến khiến blog của bạn chưa thu hút được nhiều người đọc và cách để khắc phục. Hãy cùng đọc để tìm hiểu chi tiết nhé!

1. Blog không có chủ đề trọng tâm

Đây là một sai lầm rất dễ mắc phải. Bạn hứng thú với rất nhiều chủ đề, bạn muốn chia sẻ tất cả chúng đến với người đọc. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng tốt.

Thứ nhất, các nội dung trên blog giống như một nồi lẩu thập cẩm không những khiến người đọc khó chịu mà các công cụ tìm kiếm cũng sẽ gặp khó khăn trong việc định hình chủ đề trọng tâm của blog. Và đây rất có thể là lý do các bài viết của bạn bị giảm thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.

Thứ hai, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn khi phân tán sức lực vào việc xây dựng các nội dung đa chủ đề. Bởi, có rất nhiều kiến thức mới lạ, nếu nghiên cứu không sâu, chất lượng bài viết của bạn sẽ chỉ ở mức “tàm tạm”.

Cách khắc phục:

Trước hết, hãy chọn một chủ đề viết mà bạn muốn theo đuổi. Bạn có thể xác định thông qua sở thích cá nhân hay chuyên môn của bạn. Những gì bạn am hiểu tường tận hoặc đặc biệt hứng thú, bạn mới có thể viết về nó tốt nhất. Nếu thích nấu ăn, bạn có thể trở thành một blogger ẩm thực, đừng viết về trang trí nội thất hay vấn đề tài chính. Nếu bạn học trang điểm, bạn có thể tạo ra một blog về làm đẹp. Và hãy nhớ, chủ đề chính của blog có thể chia thành nhiều nhánh chuyên mục nhỏ khác nhau, nhưng chúng phải có sự liên quan và nhất quán.

2. Không viết bài bằng các từ khóa cụ thể

khong-viet-bai-bang-tu-khoa-cu-the

Nhiều người có xu hướng xem blog giống như một trang nhật ký online, họ thường viết về bản thân quá nhiều hoặc viết những chủ đề ngẫu nhiên. Song, những nội dung này chẳng có mấy ai tìm kiếm. Vì thế, chỉ có mình họ là khán giả duy nhất trên blog. Là một người sáng tạo nội dung, chúng ta nên có trách nhiệm cung cấp cho người đọc những gì họ cần. Muốn tìm được những chủ đề nhiều người quan tâm, bạn phải thực hiện bước nghiên cứu từ khóa trước khi bắt đầu viết.

Cách khắc phục:

Thực tế, bạn có thể tìm thấy muôn vàn chủ đề mà người dùng quan tâm, dựa trên nhiều kênh công cụ khác nhau.

Bạn có thể bắt đầu với các công cụ miễn phí như: Google, Google Search Console, Google Trends, Keyword Sheeter. Nếu đã chuyên nghiệp hơn và có mức độ đầu tư cơ bản, bạn có thể xem xét đăng ký một trong các tool dạng trả phí như sau để được hưởng đầy đủ tính năng khi search từ khóa: Kwfinder, Keywordtool.io, Spinediter, Ahrefs, SEMrush Free Option…

Lưu ý: Tìm ra từ khóa người đọc quan tâm mới chỉ là bước đầu. Không phải bất kỳ từ khóa nào có lượng tìm kiếm cao cũng phù hợp để bạn triển khai. Hãy nhớ rằng từ khóa càng nhiều người tìm kiếm thì mức độ cạnh tranh càng cao. Nếu bạn là người mới hãy đi theo chiến lược thông minh, chọn lựa những từ khóa ngách, thể hiện mục đích tìm kiếm rõ ràng từ người đọc và có mức độ cạnh tranh vừa phải.

Ví dụ, nếu bạn là một blogger sức khỏe, thay vì viết về các từ khóa không đầu không cuối như “mụn trứng cá”, “đột quỵ”, hãy chọn các từ khóa rõ ràng hơn như “mẹo trị mụn trứng cá bằng nha đam”, “cách sơ cứu người bị đột quỵ”, “điều trị đột quỵ ở bệnh viện nào tốt nhất”,…

3. Nội dung của bạn chưa đủ hấp dẫn và hữu ích

Ngay cả khi đã chọn được chủ đề muốn theo đuổi, blob của bạn vẫn có thể “vắng khách” vì những gì bạn viết ra không thực sự hấp dẫn. Nội dung của bạn na ná nhiều bài viết khác, không có điểm độc đáo, đặc biệt nó không cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc. Vì lẽ đó, họ sẽ không quan tâm đến blog của bạn.

Cách khắc phục:

Bất cứ khi nào bạn viết một bài đăng, hãy tự hỏi mình 3 câu hỏi sau:

  • Người đọc trong bài viết là ai, đặc điểm của họ như thế nào?
  • Họ cần gì, muốn gì?
  • Khi đọc bài viết, bạn đang mong đợi điều gì từ họ?

Khi bạn cho đi thứ người đọc đang cần, bạn sẽ nhận lại những điều mình muốn. Tất nhiên, nếu còn ít kinh nghiệm có thể bài viết của bạn chưa thực sự tốt lúc ban đầu, nhưng đừng ngại thử. Nếu bạn thực sự dành tâm huyết cho mỗi bài viết, giống như tạo ra một tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, người đọc chắc chắn sẽ cảm nhận được.

Ngoài ra, ngay cả khi bài viết của bạn ở thời điểm hiện tại có tốt đến mấy thì chúng cũng có thể dần lạc hậu theo thời gian. Vì vậy, đừng quên theo dõi định kỳ và “nâng cấp” lại những nội dung đã cũ kỹ, không còn phù hợp.

4. Bài viết quá ngắn

So với các bài đăng trên mạng xã hội thì blog là nền tảng đọc dành cho những người thích nghiên cứu nội dung chuyên sâu hơn. Những bài viết quá ngắn không thể tạo ra đủ sức mạnh để cạnh tranh với các nội dung khác đang on top trên Google. Google cho rằng các bài viết dạng long-content có tính chuyên môn cao, thường được thực hiện bởi chuyên gia. Chính vì thế, Google dành nhiều ưu ái hơn cho các bài viết này trên kết quả tìm kiếm.

Cách khắc phục:

Để được đánh giá là nội dung chuyên sâu, thông thường các bài viết trên blog nên có độ dài ít nhất là 1800 chữ. Tất nhiên còn tùy thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể, ví dụ một bài viết bệnh lý tổng quan thuộc lĩnh vực sức khỏe có thể đạt độ dài tiệm cận 3000 từ, thậm chí là hơn. Những bài viết review du lịch có thể số lượng text sẽ ngắn hơn chút, khoảng 1500, và chú trọng nhiều vào phần ảnh. Nói chung, hãy cố gắng viết thật chi tiết và đảm bảo những gì bạn viết ra tốt hơn 10 bài đầu tiên đang nằm trên trang nhất Google. Khi đó, nội dung của bạn mới có cơ may chiếm được vị trí đắc địa.

5. Tiêu đề bài viết nhàm chán

Bạn có bị thu hút bởi những tiêu đề như thế này không?

  • 5 mẹo loại bỏ vết ố trên quần áo dễ như ăn kẹo
  • 3 cuốn sách nhất định phải đọc trước khi quyết định trở thành Freelancer
  • Tự tay trang trí lại phòng ngủ chỉ với 500k và cái kết
  • Hết sạch sành sanh mụn thâm trên mặt chỉ bằng cách này

Thống kê cho thấy, có 80% người đọc thấy được tiêu đề một bài viết nhưng chỉ có 20% trong số ấy sẽ click vào và đọc nó. Nếu bạn miệt mài nhiều tiếng đồng hồ giống một chú ong chăm chỉ để tạo ra một bài viết chất lượng nhưng không chú trọng vào tiêu đề, rất có thể bạn đã bỏ qua cơ hội lớn nhất để người dùng tiếp cận bài viết của mình.

tieu-de-bai-viet-nham-chan

Cách khắc phục:

Cho dù bài viết của bạn có hữu ích đến mấy, nhưng nếu bạn không lôi kéo được người đọc ngay từ tiêu đề, bạn đã thất bại. Vì vậy, hãy đầu tư thời gian và công sức để tạo ra một tiêu đề hấp dẫn, nhưng cần đảm bảo lợi ích thực sự. Chắc chắn bạn không muốn nói dối người đọc phải không? Có đến 77 49 cách khác nhau để tạo ra một tiêu đề lôi cuốn, nhưng sau đây là một số cách cơ bản nhất mà bạn có thể thử áp dụng:

  • Tiêu đề ở dạng câu hỏi
  • Tiêu đề cung cấp ít nhất 1 lợi ích cho người đọc
  • Tiêu đề nên có con số
  • Tiêu đề dùng phép so sánh
  • Tiêu đề sử dụng các từ ngữ gây tò mò, có tính kích thích (tiết lộ, bí mật, hướng dẫn cụ thể, ngay lập tức, mới nhất, top, phải, dễ nhất, cảnh báo, đột phá…)
  • Tiêu đề theo trend, giật tít (nhớ đừng lạm dụng)

6. Bài viết chưa được tối ưu chuẩn SEO

Bài viết có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm sẽ được nhiều người xem hơn, nhất là 3 vị trí đầu tiên. Nếu bài viết của bạn vẫn chưa lên top thì có thể là do bạn đã bỏ quên việc tối ưu “bài viết chuẩn SEO”.

Bài viết chuẩn SEO là dạng bài viết có nội dung vừa đáp ứng được nhu cầu của người đọc vừa thỏa mãn các tiêu chí xếp hạng của công cụ tìm kiếm. Đó là lý do tại bạn phải tối ưu hóa từng bài đăng trên blog để xếp hạng tốt trên các công cụ tìm kiếm như Google và Bing. Nếu không, các công cụ tìm kiếm này thậm chí sẽ không nhận thấy blog của bạn, chứ đừng nói đến xếp hạng các bài đăng trên blog trong kết quả tìm kiếm của nó.

Cách khắc phục:

Trước hết, bạn cần tìm hiểu đầy đủ các tiêu chí của một bài viết chuẩn SEO, từ việc tối ưu nội dung cho đến hình ảnh. Bạn cần sửa lại bài đăng cho phù hợp với các tiêu chí này. Tuy nhiên, nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, có thể bạn sẽ bỏ sót việc tối ưu một phần nào nó trong nội dung bài viết. Không sao, bạn có thể cài đặt Plugin Yoast SEO và tối ưu các chỉ số trong bài viết mà Plugin này đề xuất.

Khi các chỉ số chuyển sang màu xanh lá nghĩa là bạn đã có một bài viết lý tưởng cho Google. Nhưng cũng đừng quá máy móc để cố gắng thỏa mãn các tiêu chuẩn này, nếu không bài viết của bạn sẽ trở nên thực sự tệ với người đọc. Nếu bạn tối ưu SEO tốt và linh hoạt, nó sẽ mang lại nhiều thay đổi tích cực cho lưu lượng truy cập của blog.

7. Blog có trải nghiệm đọc chưa tốt

toc-do-load-blog-cham
Tốc độ tải trang quá thấp là một trong những nguyên nhân blog ít người đọc

Nếu blog có trải nghiệm đọc chưa tốt, tỷ lệ thoát trang sẽ cao hơn, Google có thể dựa vào điểm này để hạ thấp thứ hạng bài viết của bạn.

Sau đây là một số lỗi cơ bản trên blog mà bạn cần chú ý tới:

  • Bài viết nhiều lỗi chính tả
  • Bài viết quá dài mà không có mục lục, không có nút điều hướng trở về đầu trang
  • Bài viết không có hình ảnh
  • Blog sử dụng font chữ khó đọc
  • Các thẻ subheading không được tính toán theo tỷ lệ phù hợp
  • Blog hiển thị quá nhiều quảng cáo, popup, box đặt hàng…
  • Giao diện blog rối mắt, không có chủ đề hay màu sắc trọng tâm
  • Tốc độ load blog quá chậm
  • Nhiều trang 404
  • ….

Cách khắc phục:

Thực tế, có rất nhiều lỗi để quy vào một blog xấu, trước hết nếu thấy các lỗi cơ bản hãy tự chủ động khắc phục. Có những lỗi phức tạp cần sự trợ giúp từ Designer, Coder hay SEOer. Nếu bạn không phải là người am hiểu về cách tối ưu blog hãy tìm kiếm một chuyên gia tư vấn về mảng này, họ sẽ giúp bạn bắt bệnh và sửa chữa blog để đảm bảo trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

8. Bạn không bao giờ quảng cáo trên mạng xã hội

Viết blog không dễ dàng, nhất là 6 tháng đầu tiên. Ở thời điểm này, blog của bạn còn non yếu, Google cũng chưa dành cho nó nhiều ưu ái. Chính vì thế, blog có rất ít người đọc dù bạn có tạo ra nội dung thực sự chất lượng. Lúc này, việc tận dụng mạng xã hội sẽ giúp blog của bạn thu hút được đáng kể người xem. Nếu bạn có uy tín cá nhân trên nhiều nền tảng khác thì đây là một lợi thế.

Cách cải thiện:

Facebook hiện là mạng xã hội tiềm năng nhất để kéo người đọc về blog của bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể chia sẻ nội dung của mình trên các mạng xã hội uy tín khác như LinkedIn hay Twitter.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách biên tập lại nội dung bài viết trên blog ngắn gọn hơn (từ 200 – 500 từ) và đăng vào các group có chủ đề liên quan, nhớ đính kèm link bài viết gốc ở dạng rút gọn để người đọc có thể theo đường link đọc toàn bộ nội dung. Sau đó, bạn cần đo lường tỷ lệ người đọc click vào từng link ở các group khác nhau để tìm ra đâu là nơi người đọc yêu thích nội dung của bạn và hoạt động tích cực hơn ở đó.

Nếu có thể, bạn hãy lên kế hoạch xây dựng group riêng cho mình, đây sẽ là nơi để bạn duy trì lượng người đọc trung thành và tạo được uy tín cá nhân.

Một cách khác để xây dựng khán giả trung thành cho blog của bạn là tạo danh sách tiếp thị qua email. Đây không chỉ là chiến lược tuyệt vời để thu hút truy cập mà còn là cách hay để phát triển các mối quan hệ công việc trong tương lai. Để làm điều này, bạn có thể xem chi tiết bài viết: 5 cách thu hút lượt đăng kí Email Marketing

Trước khi rời khỏi bài viết này, đừng hoang mang vì bạn cảm thấy như mình đang làm sai mọi thứ. Một trong những khía cạnh khó khăn nhất của việc viết blog, đặc biệt khi mới bắt đầu, là thu hút mọi người đọc nội dung của bạn. Hãy xem chi tiết các hướng dẫn và triển khai theo từng bước nhỏ, mọi thứ sẽ tốt hơn từng chút một.

Nội dung trên được reup từ bài viết 8 lý do không ai ngó ngàng website của bạn và cách khắc phục – dimidigital.com (tác giả Phuongleo)

]]>
https://phuongleo.com/nguyen-nhan-blog-it-nguoi-doc-1007/feed/ 0
Google không index bài viết – nguyên nhân và cách xử lý chi tiết https://phuongleo.com/google-khong-index-bai-viet-957/ https://phuongleo.com/google-khong-index-bai-viet-957/#respond Wed, 15 Jun 2022 08:09:28 +0000 https://phuongleo.com/?p=957 Bài viết lập chỉ mục chậm hoặc không lập chỉ mục sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới tiến trình của một dự án SEO. Do đó, việc tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời là điều rất cần thiết.

Lập chỉ mục là quá trình bot công cụ tìm kiếm thu thập văn bản, hình ảnh, video… và sau đó thêm thông tin về trang web hoặc tài nguyên web vào cơ sở dữ liệu của công cụ tìm kiếm. Nhờ thông tin được thu thập bởi bot, các trang web được xếp hạng trong một công cụ tìm kiếm cụ thể (trong bài viết này chúng ta chủ yếu nói tới Google).

1. Cần đợi bao lâu để 1 bài viết được lập chỉ mục trên Google?

Tốc độ lập chỉ mục của Google đối với một trang web tùy thuộc vào mức độ cập nhật nội dung của chính trang web ấy. Ví dụ, các trang tin tổng hợp như kenh14.vn, afamily.vn, saostar.vn… được robot Google truy cập rất thường xuyên, bài viết có thể index sau 15-30 phút, thậm chí nhanh hơn.

Đối với các website non trẻ, tần suất crawl của Google ít hơn, khoảng vài lần mỗi tháng. Ở trạng thái tự nhiên, bài viết có thể index sau 5-7 ngày hoặc lâu hơn. Do đó, để bài viết được sớm xuất hiện trên Google, thời gian đầu, các webmaster thường phải sử dụng tới công cụ index url thủ công trong Google Search Console (viết tắt: GSC). Trung bình, quá trình lập chỉ mục mất từ ​​1 đến 3 ngày sau khi submit.

Việc lập chỉ mục thủ công ở GSC có hạn mức nhất định, bạn không thể submit nhiều hơn 500 link/tháng hoặc quá 10 link/ngày. Tuy nhiên, đây là số liệu cũ vào năm 2008, hiện chưa có thông tin cập nhật mới nhất. Vì vậy, số liệu này chỉ để tham khảo, nó có thể khác nhau với từng web.

Hiện nay, GSC chưa hỗ trợ submit nhiều url cùng một lúc, cho nên bạn phải thực hiện thủ công từng link. Ngoài ra, có nhiều công cụ hỗ trợ Submit URL Google như Lar Index, My Pagerank, Indexking,… với lệ thành công từ 60 – 80%.

2. Cách để biết chính xác bài viết đã lập chỉ mục hay chưa?

Để biết bài viết đã lập chỉ mục hay chưa, có 2 cách:

Cách 1: Nhập lệnh sau trên Google: site:domain url và check kết quả. Nếu bài viết không xuất hiện trên Google, chứng tỏ url đó chưa được index.

Ví dụ:

  • site:phuongleo.com https://phuongleo.com/hoc-cach-viet-lach-445/
  • site:phuongleo.com https://phuongleo.com/google-khong-index-bai-viet-957/

Cách 2: Kiểm tra url trong GSC trên thanh tìm kiếm.

  • Nếu có thông báo “Url nằm trên Google” với tích xanh, chứng tỏ bài viết đã được lập chỉ mục.
  • Nếu có thông báo “Url không nằm trên Google”, chứng tỏ bài viết chưa được lập chỉ mục.

3. Làm sao để biết trang web hiện có bao nhiêu trang chưa được lập chỉ mục?

Bạn có thể dễ dàng kiểm tra xem có bao nhiêu url trên trang web của mình chưa được lập chỉ mục bằng cách truy cập GSC chọn Coverage (Phạm vi lập chỉ mục) -> Excluded (Bị loại trừ).

Bạn cần chú ý vào 2 mục Crawled – currently not indexed Discovered – currently not indexed, các link thuộc 2 mục này đều chưa được lập chỉ mục.

Discovered – currently not indexed (Đã phát hiện thấy – hiện chưa được lập chỉ mục) Trạng thái báo cáo này có thể cho chúng ta biết những điều sau:

  • Bot của Google đã phát hiện thấy trang nhưng nó chưa thu thập thông tin.
  • Google sẽ quay lại thu thập dữ liệu trang trong tương lai. Khi thu thập dữ liệu thành công trang có thể được index hoặc không, nếu không nó sẽ được chuyển sang mục Crawled – currently not indexed.

Những url được liệt vào danh sách Discovered – currently not indexed thường là do:

  • Google quá tải: Google không có đủ tài nguyên để thu thập dữ liệu tất cả các trang mà nó tìm thấy.
  • Vấn đề quá tải nội dung – ví dụ các website mới tạo lập update nhiều trang điểm bán, và thời gian đầu các trang điểm bán này thường sẽ được liệt trong danh sách Đã phát hiện thấy – hiện chưa được lập chỉ mục. Các trang này sau đó vẫn sẽ được index dần dần.
  • Trang quá nặng, thời gian tải trang lâu.
  • Quá tải server.
  • Các bài viết không xây dựng internal link.
  • Các bài viết chặn lập chỉ mục bằng thẻ noindex.
  • Các trang bị xóa (404) mà không redirect (301).
  • Nội dung mỏng hay trùng lặp.
  • Nội dung được tạo tự động, do người dùng tạo (ví dụ comment bài viết phân trang, các trang hỏi đáp) – những url định dạng như vậy nên được chặn lập chỉ mục trong file robots.txt.

Crawled – currently not indexed (Đã thu thập dữ liệu – hiện chưa được lập chỉ mục) Trạng thái thông báo này có thể cho chúng ta biết những điều sau:

  • Bot của Google đã truy cập trang và mất nhiều thời gian để phát hiện thấy trang.
  • Sau khi thu thập thông tin, Google quyết định không đưa trang đó vào chỉ mục.
  • Trong tương lai, tùy thuộc vào quyết định của Google, trang này có thể được lập chỉ mục hoặc không.

Nguyên nhân của tình trạng này nói chung gần giống với Discovered – currently not indexed.

  • Nội dung mỏng
  • Nội dung trùng lặp

Ngoài ra nó còn có thể do một số vấn đề khác (ít cần quan tâm hơn) như:

  • Web sử dụng nguồn cấp dữ liệu RSS – thường thấy đuôi / feed / ở cuối link – vấn đề này không cần khắc phục. Google tìm thấy các URL nguồn cấp RSS này được liên kết từ trang chính. Chúng thường được liên kết với việc sử dụng phần tử “rel = alternate”. Việc sử dụng plugin WordPress như Yoast có thể tự động tạo các URL này.
  • Các url phân trang (phân trang comment, trang chuyên mục…), – thường thấy / page / ở link – vấn đề này không cần khắc phục.
  • Các url trang sản phẩm thông báo đã hết hàng – vấn đề này không cần quan tâm vì thường chỉ xảy ra ở các web thương mại điện tử nhiều sản phẩm. Google xác định rằng một sản phẩm không có sẵn, nó sẽ tiến hành loại trừ sản phẩm đó khỏi chỉ mục.
  • Các link gốc được redirect. Ví dụ Link A → B, Google có thể ghi nhận link A vào mục Crawled – currently not indexed. Vấn đề ở đây là Google có thể chưa nhận ra sự chuyển hướng. Do đó, nó coi URL đích là “trùng lặp” vì nó vẫn đang lập chỉ mục URL chuyển hướng. Nếu bạn đã redirect link thì bạn không cần quan tâm đến các link này.

Dù cho trang không được index thuộc mục nào trong 2 mục trên, thì quan trọng là bạn cần tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, trước khi làm điều đó, bạn cần biết:

Thứ nhất: Các link có đuôi /feed/ hoặc định dạng như dưới đây không cần thiết phải lập chỉ mục, ngay cả khi bạn thấy nó trong phần này.

Thứ hai: Thông tin về trạng thái lập chỉ mục url trong GSC có thể chậm trễ hơn nhiều so với thực tế. Do đó, các lỗi có thể đã được giải quyết nhưng vẫn hiển thị trong bảng cập nhật. Đối với các link được coi là quan trọng, bạn cần kiểm tra (như ở phần 2 của bài viết này) để đảm bảo chắc chắn nó đã index hay chưa.

Ngay dưới đây là phần nội dung chi tiết về các nguyên nhân khiến bài viết không được lập chỉ mục và cách xử lý.

4. Lý do bài viết không được lập chỉ mục trên Google và cách xử lý

1. Các lỗi liên quan tới vấn đề kỹ thuật

1/ Website chưa cập nhật file robot

Tệp robots.txt của website cho Google biết nó có thể truy cập vào những URL nào trên trang web của bạn. Tuy nhiên trong trường hợp file robot.txt hiện có trên web nằm ở trạng thái mặc định disavow – không index) thì website sẽ không xuất hiện trên công cụ tìm kiếm.

Giải pháp:

Yêu cầu cần test website kỹ lưỡng khi online và cập nhật file robot.txt chuẩn. Đối với website wordpress, bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết tại đây

2/ Trang web đang chặn lập chỉ mục

Website có thể không được lập chỉ mục do một lỗi ngớ ngẩn nào đó, chẳng hạn như việc bạn đã quên bỏ chọn tính năng “Ngăn chặn các công cụ tìm kiếm đánh chỉ mục website này” trong mục cài đặt.

Giải pháp:

Kiểm tra trạng thái lập chỉ mục trong web bằng cách truy cập website -> Cài đặt -> Đọc. Bỏ chọn dấu tích ở khung “Ngăn chặn các công cụ tìm kiếm đánh chỉ mục website này”.

3/ Chưa submit sitemap (sơ đồ trang web) trong GSC

Sơ đồ trang web XML là một tệp liệt kê các trang quan trọng của trang web, đảm bảo Google có thể tìm và thu thập thông tin tất cả các trang đó. Nó cũng giúp các công cụ tìm kiếm hiểu cấu trúc trang web.

Đối với Seoer, trong quá trình thiết lập và cấu hình GSC nếu bạn bỏ sót việc đăng kí sitemap thì các trang trên website sẽ không được lập chỉ mục.

Giải pháp:

Truy cập GSC -> Sơ đồ trang web (sitemap) -> thêm sơ đồ trang web mới “/sitemap_index.xml” và gửi (thực hiện đầy đủ với tên miền non www và có www).

4/ Tốc độ tải trang chậm

Trang web có tốc độ tải chậm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình lập chỉ mục và xếp hạng bài viết trên Google.

Bạn có thể kiểm tra tốc độ tải trang bằng cách nhập tên miền vào công cụ Page speed insight. Từ đây, bạn có thể nhìn thấy tốc độ load web trên 2 thiết bị PC và Mobile. Đồng thời, tool cũng làm nổi bật các yếu tố gây chậm tốc độ tải trang mà bạn cần khắc phục.

Giải pháp:

  • Giảm dung lượng của các file đa phương tiện trên web
  • Kiểm tra các Plugin bất thường
  • Loại bỏ các mã script không cần thiết
  • Kiểm tra hosting
  • Website bạn gây dựng từ một tên miền có lịch sử xấu, bị cấm trong các công cụ tìm kiếm do lạm dụng các phương pháp quảng bá “đen” hoặc các vi phạm khác.

Còn rất nhiều vấn đề khác có thể là nguyên nhân làm giảm tốc độ tải trang của website. Để đảm bảo trang web đạt được tốc độ tải tối ưu, bạn cần có thêm sự hỗ trợ từ phía Coder

5/ Các lý do ít gặp khác

  • Trang web sử dụng hosting lỗi thời với tài nguyên hạn chế.
  • Một số plugin được thiết lập để chặn Google index
  • Bài viết được gắn thẻ noindex, nofollow – cần check trong YOAST SEO và loại bỏ 2 mục này.

2. Website còn non trẻ

Các website mới thường phải chịu thử thách bởi công cụ tìm kiếm trong một thời gian nhất định – thường là 6 tháng. Đó là lý do vì sao Google tung ra thuật toán Sanbox nhằm giới hạn kết quả tìm kiếm của các trang web này – để đảm bảo cạnh tranh công bằng với các website đã có từ lâu.

Trong khoảng thời gian này, các trang trên website được lập chỉ mục khá chậm, đôi khi là bị bỏ qua không thương tiếc. Nếu không thường xuyên theo dõi, có thể một lúc nào đó bạn sẽ tá hỏa nhận ra một lượng lớn bài viết của mình vẫn chưa được index.

Giải pháp:

Vậy việc bạn cần làm để khắc phục tình trạng này là:

  1. Liệt kê các bài viết chưa được index và submit thủ công.
  2. Theo dõi chúng trong thời gian 3-7 ngày.
  3. Đối với các link không thể hiển thị dù đã index lại một lần nữa thì bạn cần tạo mới bài viết, xóa bỏ nội dung cũ. Lưu ý redirect và replace link đầy đủ, để quá trình liên kết link nội bộ sau đó không bị lẫn các link cũ.

Lưu ý:

Đối với website mới, nên viết một lượng content nhất định để phủ toàn bộ các chuyên mục của website, sau đó mới bật index.

Các website thuộc lĩnh vực YMYL hiện nay đang bị Google “ghim” khá chặt. Do đó, rất dễ bị mất index bài viết dù trước đó đã được index (thậm chí từ khóa có thứ hạng). Hãy cố gắng để mỗi bài viết xuất bản có liên kết trong – ngoài tốt và có traffics chảy vào.

3. Bài viết bị Deindex tự nhiên

Google có số lượng tài nguyên hạn chế, vì vậy khi đối mặt với lượng nội dung gần như vô hạn trên các trang web, đôi khi bài viết có thể bị Google bỏ sót mà không phải lỗi gì đặc biệt, nhất là với các website có dữ liệu quá lớn.

Ngay cả khi trang web của bạn khá nhỏ, khả năng này vẫn có thể xảy ra. Do đó, nếu không nhận thấy điều gì bất thường trên website, bạn chỉ cần lập chỉ mục thủ công cho trang web và chờ đợi.

Giải pháp:

  1. Liệt kê các bài viết chưa được index và submit thủ công.
  2. Theo dõi chúng trong thời gian 3-7 ngày.
  3. Đối với các link không thể hiển thị dù đã index lại một lần nữa thì bạn cần tạo mới bài viết, xóa bỏ nội dung cũ. Lưu ý redirect và replace link đầy đủ, để quá trình liên kết link nội bộ sau đó không bị lẫn các link cũ.

4. Website chứa nhiều nội dung trùng lặp

Bài viết copy hàng loạt là dấu hiệu xấu để google đưa website của bạn vào tầm ngắm. Nó có thể hạn chế các bài viết từ website của bạn xuất hiện trên google. Nội dung trùng lặp trong giai đoạn 2021-2022 sau khi các thuật toán và, đặc biệt là Panda, có thể trở thành một trong những lý do chính khiến các biện pháp trừng phạt được áp dụng đối với trang web và nhiệm vụ làm thế nào để nâng cao trang web trong công cụ tìm kiếm bắt đầu tiêu tốn thời gian và chi phí của các webmaster.

Nội dung trùng lặp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Cùng một bài viết có nhiều phiên bản với nhiều ngôn ngữ khác nhau (tình trạng này hay xảy ra với các website hoạt động đa quốc gia)
  • Cùng một nội dung trên trang web được clone ra nhiều phiên bản khác nhau (xóa bài, noindex hoặc canonical tùy từng trường hợp)
  • Bài viết chất lượng kém, có dấu hiệu copy hàng loạt (đánh giá lại nội dung bài viết, xóa, gộp hay viết lại)

5. Bài viết không có liên kết nội bộ

Ngoài sitemap, Google dựa vào các liên kết nội bộ (internal link), liên kết bài viết liên quan, liên kết trong menu, liên kết tại widget, backlink để thu thập dữ liệu một trang web một cách hiệu quả. Bây giờ, nếu các bài đăng mới nhất của bạn không được liên kết từ bất kỳ đâu và bot không thể truy cập được, điều đó có thể có tác động tiêu cực.

Trong quá trình duyệt và tối ưu bài viết, có thể bạn bỏ quên việc liên kết link nội bộ giữa các bài viết với nhau, đặc biệt trong thời gian đầu khi content chưa đầy đủ, có thể bạn cố tình giữ lại và điều đó gây khó khăn cho Google khi lập chỉ mục.

Giải pháp:

  • Để khắc phục điều này, bạn cần tạo thói quen liên kết link đầy đủ trước khi đăng tải một bài viết.
  • Kiểm tra bài viết thường xuyên và cập nhật internal link, bài viết liên quan kịp thời.
  • Liên kết các bài mới xuất bản với những bài viết đã có traffics

6. Trang web của bạn đã bị Phạt

Đây có thể là điều tồi tệ nhất mà không một Seoer nào muốn thấy. Nó cũng được coi là nguyên nhân phức tạp và khó khắc phục nhất.

Giải pháp:

Phạm vi bài viết này không đưa ra hướng dẫn chi tiết cho từng trường hợp. Dưới đây chỉ là các bước hướng dẫn cơ bản Seoer có thể làm trước tiên để kiểm tra vấn đề:

  • Về phía Seoer, nếu các bài viết vẫn đang cập nhật và index đều đều, nếu bỗng dưng một ngày tín hiệu index bặt tăm, thì trước hết bạn nên search tên miền trên Google để xem các link đang index có dấu hiệu bất thường nào không (ví dụ link index tiếng Nhật, tiếng Anh…)
  • Bạn có thể kiểm tra lời nhắn cảnh báo website đã bị phạt trong GSC bằng cách chọn Security and manual actions (Bảo mật và thao tác thủ công) -> Manual actions (Thao tác thủ công). Từ đây, nếu có thông tin chi tiết, bạn sẽ biết được lý do website bị phạt là gì.

Đôi khi, nguyên nhân khiến website bị Google liệt vào danh sách đen không hề đi kèm với bất kỳ thông báo nào. Do đó bạn cần phải tìm cách chẩn đoán và liên hệ với Coder để được tư vấn cách khắc phục.

5. Làm thế nào để bài viết được index nhanh hơn?

Có thể có nhiều lý do hơn cho việc Google bỏ qua việc lập chỉ mục bài viết ngoài những nội dung được liệt kê ở phía trên. Đôi khi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi tại sao một trang web không được lập chỉ mất rất nhiều thời gian, ngay cả đối với các Seoer, Coder có kinh nghiệm.

Nhưng trong hầu hết các trường hợp, chúng ta có thể chủ động ngăn chặn tình trạng này bằng cách test web và cấu hình website kỹ lưỡng trước khi online và tập trung vào việc xây dựng content chất lượng cho người dùng.

Dưới đây là một vài ý tưởng khác để giúp bài viết được index nhanh hơn:

  • Cập nhật bài viết thường xuyên, tần suất đều đặn.
  • Chủ động kiểm tra trạng thái index bài viết và submit thủ công nếu cần.
  • Triển khai liên kết nội bộ cho bài viết.
  • Share bài viết trên mxh uy tín có lượt view, bình luận thực tế (noron, gapo, pinterest…).
  • Xử lý các link 404 trên website.
  • Cải thiện hoặc loại bỏ các link chất lượng thấp, điều hướng về trang thích hợp.
]]>
https://phuongleo.com/google-khong-index-bai-viet-957/feed/ 0
8 lỗi trình bày bài viết SEO hay gặp và cách sửa chữa https://phuongleo.com/loi-trinh-bay-bai-viet-seo-623/ https://phuongleo.com/loi-trinh-bay-bai-viet-seo-623/#respond Mon, 11 Oct 2021 14:51:27 +0000 https://phuongleo.com/?p=623 Để thiết kế content chuẩn SEO hiệu quả, nhất định bạn phải loại bỏ 8 lỗi sai điển hình sau đây khi trình bày bài viết trên website.

Bài viết có nhiều lỗi sai chính tả

Đây là lỗi sơ đẳng và thường gặp nhất đối với các content SEO “mới vô nghề”. Có một số bạn do làm ẩu nhưng cũng có nhiều bạn rất cẩn thận nhưng vẫn “lòi” ra lỗi sai khi người khác check lại. Vấn đề thường là do chúng ta check chính tả thủ công bằng cách đọc, nhưng dù có đọc đi đọc lại chục lần vẫn bỏ sót.

Nên một cách đơn giản để kiểm tra chính tả ở đây là copy toàn bộ nội dung bài viết vào Google Docs trên Drive, các lỗi sai sẽ được gạch đỏ ở chân, lúc đó bạn sẽ “sửa sai” nhanh hơn, chuẩn hơn. Nhưng lưu ý, không phải bất kỳ lỗi sai nào Google Docs đề xuất cũng đúng (nhất là với các từ tiếng Anh), vì vậy hãy check lại bằng Google search một lần nữa nếu bạn thấy phân vân.

Google Docs giống như một tool miễn phí để kiểm tra chính tả, nhưng bạn vẫn nên đọc lại bài viết một lần để đảm bảo không còn lỗi sai nào xuất hiện. Một tip khác dành cho bạn đó là đừng đọc đi đọc lại văn bản quá nhiều, nó sẽ không giúp bạn dò lỗi tốt hơn, nó chỉ làm tăng thêm nhầm lẫn.

Bạn biết tại sao không, khi bạn đọc một văn bản nhiều lần, chúng ta sẽ đọc nó bằng trí nhớ của mình nên mắt khó phát hiện được các lỗi sai, người ta thường nói vui là “lậm chữ”. Đây chính là lý do tại sao người khác thấy được lỗi sai mà bạn không phát hiện ra, bởi đó là lần đầu tiên họ tiếp xúc với nội dung này, nên mắt quan sát thường rất nhạy bén.

Tốt hơn hết, bạn nên “cách ly” bài viết một khoảng thời gian nhất định, để quên hết câu từ mình đã viết, khoảng thời gian này có thể là nửa ngày hoặc một ngày. Chẳng hạn, nếu như viết xong một bài vào buổi chiều, hãy đợi đến sáng mai để kiểm tra lại, chắc chắn bạn lại thấy nội dung như mới và phát hiện được các lỗi sai dễ dàng hơn.

Dùng dấu câu chưa đúng

Đây thực ra cũng là một dạng lỗi sai chính tả nhưng mình vẫn tách nó ra làm phần riêng để các bạn lưu ý nhiều hơn. Lỗi sai về dấu câu thường phức tạp hơn so với lỗi viết sai từ (có thể do hiểu từ chưa đúng hoặc typing chưa đúng). Nên để viết được dấu câu chuẩn chỉnh, phù hợp theo các quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, tốt nhất bạn cần học lại các kiến thức về cách sử dụng các dấu câu cơ bản.

Trên Google có rất nhiều bài viết chi tiết hướng dẫn sử dụng dấu câu. Ngoài ra, nếu trong quá trình viết bài nếu bạn thắc mắc một dấu, một từ nên được sử dụng thế nào đúng hơn, bạn có thể tham khảo bài viết từ các trang báo uy tín như Vnexpress.net, Tuoitre.vn, Tienphong.vn,…

Bài viết có nhiều thẻ html thừa

Bài viết chứa nhiều thẻ html không cần thiết có thể làm văn bản bị định dạng sai, đồng thời khiến cho Google bot gặp nhiều khó khăn hơn khi quét qua và hiểu bài viết của bạn. Sự chênh lệch về độ dài của bài viết ở giao diện trực quan và giao diện văn bản (html) sẽ khiến Google đánh giá vài viết của bạn là “kém sạch sẽ”. Và đây rất có thể là lý do bài viết bị đánh giá thấp trên các kênh công cụ tìm kiếm.

Các thẻ html thừa thãi xuất hiện trong bài viết phần nhiều là do chúng ta vô tình copy nội dung từ các trang khác về web của mình mà chưa làm sạch code.

Bạn có thể phát hiện các thẻ thừa trong bài viết bằng cách kiểm tra giao diện bài viết ở mục “văn bản“. Nếu nó có chứa các định dạng như trong ảnh dưới đây, bạn cần loại bỏ trước khi đăng tải.

Cách loại bỏ:

Bạn cần copy nội dung bài viết vào Notepad, sau đó dán trở lại web và style lại các định dạng cần thiết như các thẻ H, căn dòng, in đậm, nghiêng,…

Có một số thẻ, bạn sẽ phải loại bỏ thủ công. Vì thế, để tránh những rắc rối này, trong quá trình viết bài, nếu cần tham khảo thông tin từ các trang khác, trước khi copy nội dung sang bài viết của mình, bạn nên click vào nút “dán như văn bản” trên thanh công cụ soạn thảo để loại bỏ thẻ html thừa.

Ảnh có kích thước/dung lượng chưa phù hợp

Sử dụng ảnh minh họa cho bài viết rất quan trọng, những nếu bạn nghĩ rằng chỉ cần search Google và tải xuống bức ảnh mình thích rồi upload lên website thì bạn đã nhầm. Ảnh dùng cho bài viết SEO cần đảm bảo những tiêu chí nhất định về kích thước, dung lượng và tên file ảnh.

Ảnh dung lượng quá lớn có thể làm chậm tốc độ tải trang, điều này ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm đọc của người dùng. Mỗi trang web sẽ có những yêu cầu riêng về chất lượng và dung lượng ảnh. Nhưng nhìn chung, bạn nên tối ưu kích thước ảnh không lớn hơn chiều rộng cột văn bản và dung lượng ảnh dưới 150kb.

Dùng thẻ list chưa chuẩn

List chỉ dùng để liệt kê các nội dung tương đồng nhau, nội dung này thường ngắn, không quá 1 dòng rưỡi. Dùng định dạng này cho các đoạn text quá dài sẽ khiến người đọc căng thẳng khi nhìn vào một đoạn văn bản “toàn chữ là chữ”, đặc biệt khi đọc bài trên điện thoại.

Các thẻ tiêu đề quá dài dòng

Khi viết bài, bạn không nên tạo các tiêu đề phụ quá dài để tránh ảnh hưởng tới giao diện khi xem trên mobile. Ví dụ thế này:

Thêm thẻ tag tùy tiện

Có thể nhiều người không hiểu hết về vai trò của thẻ tag mà chỉ thêm nó vào chân bài viết một cách tùy tiện để cố tình gây sự chú ý với người đọc về những keyword quan trọng như thế này.

Thực ra thẻ tag dùng để “gom” các bài viết vào cùng một chủ đề nhỏ nào đó, các bài viết này có thể thuộc một hoặc nhiều chuyên mục lớn khác nhau. Mỗi trang tag chỉ có một hoặc hai bài viết thì nó được đánh giá là trang có nội dung kém, vì thế hãy sử dụng tag một cách thông minh.

Chú thích ảnh thừa thãi

Chú thích là dòng text đặt ngay dưới hình ảnh và thường căn chính giữa hoặc bắt đầu từ lề trái của ảnh. Chú thích ảnh đôi khi là những nội dung đọc lướt được người đọc chú ý nhất. Do đó, nếu dòng chú thích “đắt giá” nó sẽ nâng giá trị của bức ảnh và bổ trợ hiệu quả cho nội dung của bài viết. Tuy nhiên, nhiều người thường thêm chú thích vào bài viết SEO một cách “làm cho có”, như là:

  • Chú thích copy lại 100% nội dung trong bài đã viết
  • Chú thích chỉ là “từ khóa”
  • Chú thích chứa các nội dung không có giá trị

Ví dụ:

Bài viết này sẽ còn được cập nhật liên tục, mình hi vọng rằng nó sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong việc tạo dựng các nội dung SEO hữu ích và hiệu quả.

]]>
https://phuongleo.com/loi-trinh-bay-bai-viet-seo-623/feed/ 0